Minstore.vn - Blog tin tức về thời trang, làm đẹp và nấu ăn!

Vải tuyết mưa (Vitex) là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng vải

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đã bao giờ bạn nghe đến cái tên mỹ miều – vải tuyết mưa (Vitex) chưa? Đây là chất liệu vải đã quá quen thuộc và được sử dụng rất rộng rãi trong ngành thời trang may mặc. Lượng tiêu thụ của chúng ngày càng tăng lên đáng kể theo thời gian, đáp ứng được sự lựa chọn của những tín đồ thời trang “khó tính nhất”.

Vậy đó là loại vải như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu? Và vì sao chúng lại được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang đến vậy? Để sử dụng lâu bền thì cần đến những phương pháp bảo quản nào? Cùng theo dõi qua bài viết sau đây nhé!

Vải tuyết mưa (Vitex) là vải gì?

Vải tuyết mưa (Vitex) còn được gọi là vải thun Ponte di Roma (Vì xuất xứ và được đan nhiều ở Roma, Ý và cấu trúc đan giống mái vòm của chiếc cầu Roma) là loại vải được dệt trên 1 chiếc máy có 2 kim, gọi là đan đôi. Hai mặt vải giống nhau, mình vải dày dặn, chắc chắn. Chúng nổi bật bởi sự bền màu, không quá dày, cũng không quá mỏng.

Hình ảnh vải tuyết mưa (Vitex)

Tính chất chung của vải tuyết mưa (Vitex)

Kết cấu của vải tuyết mưa (Vitex) rất chặt chẽ, độ dày nằm ở phân khúc tầm trung, độ bền kéo dọc của vải thường lớn hơn độ bề ngang và nếu nhìn ngang khổ vải thì ta sẽ thấy được những đường gân nhỏ nổi lên trên mặt vải.

Do được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau như rayon, polyester, viscose và spandex. Do đó tính chất của vải tuyết mưa sẽ phụ thuộc vào các loại sợi thành phần:

Nếu có thành phần của vải Spandex, ngay khi kéo dãn vải nhẹ nhàng chúng ta đều có thể nhận thấy vải có tính đàn hồi rất tốt, có giãn cao, không quá mỏng cũng không quá dày cùng với độ bền màu cao.

Nếu có thành phần của Viscose thì vải sẽ mềm hơn và có độ thấm hút cao

Nếu có thành phần của Polyester thì vải sẽ có cấu trúc bền và chắc chắn hơn

Đặc biệt, ở những loại vải tuyết mưa cao cấp. Người ta còn dùng cả sợi len để dệt

Thành phần spandex giúp vải có tính đàn hồi rất tốt, có giãn cao

Ưu và nhược điểm của vải tuyết mưa (Vitex)

Hãy cùng Minstore tiếp tục tìm hiểu ưu và nhược điểm của vài này nhé.

Ưu điểm của vải tuyết mưa (Vitex)

Vải độ co giãn khá tốt

An toàn với làn da, dù là da nhạy cảm

Không quá dày, cũng không quá mỏng

Khi mặc lên thì không tạo nhiều vết nhăn, không bám lông, bám bụi và bền màu

Tạo cảm giác rất thoải mái và dễ chịu. Mặc vào mùa mưa lạnh và ẩm hay mùa hè nóng bức vẫn thích hợp

Dù mặc trong một khoảng thời gian khá dài nhưng chất liệu vẫn gần như mới. Không bị sờn mốc hay xù lông như các loại vải khác.

Vải tuyết mưa (Vitex) có vô số những ưu điểm tốt

Nhược điểm của vải tuyết mưa (Vitex)

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng loại vải mỹ miều này cũng có những nhược điểm nhất định. Đó chính là chất liệu vải này có rất ít họa tiết, điều này bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra. Bởi những trang phục được làm từ chất liệu vải này đều được thiết kế với form trơn, đơn giản, ít màu sắc. Vì thế, khi set độ của mình trở nên sinh động hơn bạn nên phối chúng với những phụ kiện khác như: Balo, túi xách thời trang để tạo điểm nhấn.

Giá thành tương đối cao

Ứng dụng của vải tuyết mưa (Vitex) trong đời sống

Là chất vải mát, thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí, xu hướng sử dụng của vải tuyết mưa chính là vào mùa hè nóng bức. Đồng thời, loại vải này cũng được đánh giá là độ thoáng mát trông giống với vải thun nhưng lại đủ dày để may những bộ trang phục công sở.

Với thành phần Rayon nên vải được trang bị cho mình tính chất thấm hút như sợi cotton thường dùng. Rất nhiều nhà may cũng nhận xét rằng đây là một trong những loại vải luôn có độ đứng và ít vào nếp, gây nhăn nhúm. Chính vì vậy, khi mặc lên những trang phục từ chất liệu vải tuyết mưa (Vitex) dáng người mặc được tôn lên triệt để.

Với những đặc tính nổi bật, đầy lợi thế mà không phải chất vải nào cũng có được. Vải được ứng dụng các nhà thời trang may tạo ra các kiểu dáng, mẫu mã váy đầm, quần áo… Đặc biệt là vải tuyết mưa may vest vô cùng phù hợp và chất lượng.

Vải tuyết mưa (Vitex) rất phù hợp để may các dạng váy đầm sang trọng

Đánh giá vải tuyết mưa (Vitex)

Xét về mọi vấn đề có thể nói rằng vải tuyết mưa (Vitex) rất tốt khi sử dụng, an toàn cho đối tượng và phù hợp mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vải có thật sự tốt hay không cũng tùy vào mỗi loại. Vì trên thị trường, vải tuyết mưa có rất nhiều loại, nếu không cẩn thận lựa chọn bạn có thể mua nhầm vải kém chất lượng. Bạn nên chọn mua vải tuyết mưa cao cấp tại các cửa hàng kinh doanh uy tín để đảm bảo chất lượng của vải.

Tuyết mưa (Vitex) khá bền màu sau thời gian dài sử dụng. Nhưng bạn cũng lưu ý, khi giặt sản phẩm tốt nhất bạn nên giặt bằng tay, không nên chà xát mạnh bằng bàn chải, hoặc máy giặt với lực quay nhẹ. Và đừng quên là không ngâm sản phẩm quá lâu với nước hoặc tẩy, tránh phơi dưới ánh nắng gắt trực tiếp nhé.

Một số cách bảo quản vải tuyết mưa (Vitex)

Dù chất liệu vải tuyết mưa (Vitex) có chất lượng đến mấy. Nhưng nếu không biết cách bảo quản tốt thì vẫn xuống cấp một cách nhanh chóng. Vải vẫn bạt màu và hư form như thường. Sau đây là một vài gợi ý có thể hỗ trợ bạn giữ cho vải của mình luôn tốt nhé:

Khi làm sạch vải không nên ngâm quá lâu và giặt quá lâu

Không phơi áo dưới ánh nắng quá gay gắt mà thay vào đó là nơi thông thoáng, mát mẻ

Tránh dùng các chất hóa học như thuốc tẩy

Ủi vải ở nhiệt độ trung bình, tốt nhất nên sử dụng các loại bàn ủi hơi nước

Khi làm sạch vải không nên ngâm quá lâu và giặt quá lâu

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải tuyết mưa (Vitex) một cách chính xác nhất.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm