Min Store blog tin tức về thời trang và làm đẹp

Vải Gấm là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải Gấm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tưởng chừng như đã bị thời gian “nuốt chửng”, thế nhưng vải gấm tơ tằm vẫn hiện hữu trên thị trường với độ hot của một “bà chúa hàng tơ lụa”. Vậy, điều gì đã khiến vải gấm hot bất chấp đến thế ? Hãy cùng Atlan tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Vải gấm tơ tằm là gì?

Vải gấm là một loại vải xa xỉ đã có từ lâu đời của người Việt. Loại gấm nguyên bản thượng hạng có nhiều màu sắc và hoa văn tinh xảo nổi trên bề mặt, được dệt từ tơ tằm với kỹ thuật dệt cực kỳ tỉ mỉ và phức tạp. Cũng vì lý do này mà chúng được mệnh danh là “Bà chúa của hàng tơ lụa”. Ưu điểm dễ nhận thấy của những “bà chúa” này là cảm giác mịn màng, mát mẻ khi sờ vào.

Vải gấm là chất liệu hiếm hoi có xuất thân từ châu Á mà vẫn được nhiều nước trên thế giới yêu thích. Theo các nhà sử học, vải gấm đã xuất hiện ít nhất 5000 năm ở Trung Quốc, sau đó lan sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Song, nhân dân ta ngày xưa đã biến tấu loại vải này mang bản sắc và thuần túy của dân tộc.

Vải gấm làm từ sợi tơ tằm

Tuy đặc tính mềm mại là vậy, nhưng cái giá của gấm lại khá cao. Chính vì vậy trong xã hội xưa, chúng chỉ dành cho những bậc quan lại, vua chúa trong triều đình. Tuy nhiên qua thời gian, khi xã hội ngày càng phát triển và người ta đã phát triển những dòng vải gấm khác nhau để đa dạng hơn đối tượng tiêu dùng.

Hiện nay, các bạn có thể dễ dàng mua được những tấm vải gấm cotton, gấm nhân tạo, gấm polyester (gấm sợi tổng hợp) … với giá thành dễ chịu. Hiện nay ngoài gấm cũng còn rất nhiều loại vải khác để bạn có thể lựa chọn trong thiết kế trang phục. Bạn nên tham khảo những loại vải khác mà Atlan đã giới thiệu. Tin rằng bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn Hiện nay, với những đặc tính nổi bật của mình, gấm đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lịch sử phát triển của vải gấm

Cho đến thời điểm hiện tại vải gấm đã có lịch sử phát triển hơn 5000 năm. Loại vải này đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc sau đó được truyền bá dần vào một số quốc gia chau Á khác như Nhật Bản, Hàng Quốc, Ấn Độ rồi đến các nước phương Tây.

Ở nước ta gấm được mệnh danh là bà chú của các loại mặt hàng tơ lụa, kỹ thuật dệt vô cùng phức tạp, thủ công. Theo như lịch sử thì làng Vạn Phúc (Hà Đông) chính là nơi dệt gấm lụa nổi tiếng nhất cả nước đạt độ tinh xảo, chất lượng cực phẩm để dâng tiến cho vua chúa.

Vải gấm có lịch sử phát triển lâu đời

Đầu tiên gấm được sử dụng để may trang phục nhưng đến hiện tại loại vải này được ứng dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực khác nhau như may chăn ga gối đệm, các loại phụ kiện thời trang như túi xách,, giày, ví,….

Ứng dụng chất vải lụa gấm tơ tằm

Ứng dụng chất vải lụa gấm tơ tằm trong lĩnh vực thời trang:

Đây là ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu vải gấm. Với vẻ thấm mỹ ấn tượng cùng bảng màu đa dạng và họa tiết bắt mắt nên vải gấm được sử dụng rất nhiều để may sản phẩm thời trang bắt mắt. Có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện trong trang phục áo dài truyền thống, đến bộ sưu tập quần áo đời thường đều được thổi hồn bắt mắt từ chất liệu vải này.

Ứng dụng chất vải lụa gấm tơ tằm trong lĩnh vực thời trang

Ứng dụng chất vải lụa gấm tơ tằm trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm:

Gấm sẽ mang đến cho căn phòng ngủ của bạn sự đài các, sang trọng vô cùng. Ngoài ra, giấc ngủ của bạn cũng sẽ được chăm sóc thật tốt. Bởi vậy, những sản phẩm từ gấm này không chỉ chăm sóc sức khỏe cho bạn, mà còn là một sự “hô biến” để giúp căn phòng của bạn trở nên tuyệt vời hơn.

Ứng dụng chất vải lụa gấm tơ tằm trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm

Ứng dụng chất vải lụa gấm tơ tằm trong lĩnh vực sản xuất đồ mỹ nghệ:

Những mặt hàng này là không chỉ là một món đồ đơn thuần, đó còn là sự quảng bá văn hóa, vẻ đẹp đơn sơ của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, là một nét đẹp tinh thần không thể nào chối bỏ. Mặc dù trên thế giới rất nhiều loại gấm khác nhau, song gấm thủ công của nước ta vẫn chiếm được cảm tình của du khách các nước.

Xét về khía cạnh văn hóa, gấm cũng là một phần trong việc quảng bá hình ảnh, truyền thống đất nước con người Việt Nam đến bạn bè khắp nơi.

Hình ảnh áo dài Việt Nam từ vải gấm

Quy trình dệt vải gấm sợi tơ tằm

Dù đã được sáng tạo thêm nhiều loại gấm khác nhau, nhưng quá trình để dệt nên những tấm vải gấm thủ công vẫn giữ nguyên độ cầu kỳ và phức tạp “truyền thống”. Muốn tạo nên những tấm vải gấm tơ tằm tinh xảo, nhiều hoa văn, màu sắc, những người thợ phải dệt thủ công bằng chiếc khung hoa (khung cửi thiết kế 2 tầng).

Để khung cửi này hoạt động, phải có 2 người cùng điều khiển: 1 người ngồi trên, 1 người ngồi dưới. Hai người ngày phải kết hợp thật ăn ý và nhịp nhàng với nhau. Cụ thể, người ở trên sẽ kéo hoa, khi nào con thoi kếu 2 tiếng thì người ngồi dưới sẽ dệt.

Những thao tác dệt phải thật tỉ mỉ, khéo léo, luồn sợi thật công phu, yêu cầu người thợ phải có tay nghề cao. Hiện nay, Jacquard là phương pháp dệt phổ biến nhất với: mặt phải hiển thị hình rõ nét, mặt trái hình mờ hơn.

Những họa tiết vô cùng bắt mắt sau khi dệt xong vải gấm

Ưu điểm của vải gấm

Hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ: Điều này cũng chính là điều làm nên đặc trưng ấn tượng của vải gấm. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên gấm chính là một chuẩn mực của các cách tạo hình nổi trên những loại vải có chất liệu dày. Dưới những bàn tay đầy tài hoa của những nghệ nhân, hoa văn được bố trí theo hình đối xứng, không hề gây cảm giác rườm rà, phức tạp mà lại toát lên sự phóng khoáng, hòa hợp đến diệu kỳ.

Màu sắc đa dạng: Để kể hết những màu sắc của vải gấm thì chắc kể đến “nghìn lẻ một đêm” cũng không hết. Bên cạnh đó, khả năng bắt sáng của vải cũng rất tốt, tạo nên cảm nhận thị giác tốt nhất, trọn vẹn nhất. Đã vậy, độ bền màu của vải cũng được đánh giá rất cao.

Độ bền cao: “Bà chúa” gấm cũng được đánh giá là một trong những chất liệu dày nhất hiện nay nên độ bền cao cũng là một điều dễ hiểu.

Thân thiện với môi trường – An toàn với sức khỏe: Do có thành phần chủ yếu từ tơ tằm, quá trình sản xuất lại được thực hiện thủ công nên dĩ nhiên gấm không gây tổn hại gì đến môi trường; đồng thời không gây kích ứng da như nhiều loại vải thông thường khác.

Mang đến sự sang trọng, thanh cao cho người mặc: Gấm dường như có khả năng “sang trọng hóa”, “thanh cao hóa” mọi thứ xung quanh khi bất cứ thứ gì khoác lên tấm vải gấm đều nhận được sự chú ý, ấn tượng từ người nhìn. Cũng chính vì vậy mà chúng thường được dùng để làm áo dài hay đồ nội thất.

Vải gấm có rất nhiều ưu điểm đáng giá so với các vải khác

Nhược điểm của vải gấm

Dễ thấm nước & Phơi lâu khô: Điều này gây nhiều trở ngại cho quá trình vệ sinh cũng như bảo quản vải gấm. Nếu phơi vải trong thời tiết âm u hoặc ẩm ướt, vải sẽ có mùi khó chịu và nấm mốc có thể phát triển.

Dễ bám bẩn – Bẩn khó phai: Nếu vô tình làm rơi thức ăn, đồ uống… lên gấm, bạn sẽ rất khó làm sạch vải hoàn toàn mà không gây tổn hại đến chất lượng ban đầu của vải.

Một số lưu ý khi mua vải gấm Thương Hải

Nhiều người khi đến Trung Quốc, đặc biệt là Thượng Hải, thâm chí ngay ở tại Việt Nam cũng không biết mua ở đâu và mua như thế nào. Nếu tại Việt Nam bạn có thể tham khảo thêm các khu chợi vải lớn nhất tại Sài Gòn. Đảm báo có đủ loại để bạn lựa chọn. Còn khi qua Trung Quốc bạn nên nhờ người thân quen giới thiệu để đảm bảo mình mua hàng đúng với yêu cầu.

Tùy thuộc vào chất lượng, chất liệu, nguồn gốc… và vải gấm có những mức giá khác nhau. Thông thường, gấm trơn sẽ rẻ hơn gấm hoa văn nổi; gấm tơ tằm là loại đắt nhất, gấp 2,3 lần gấm cotton, gấm polyester… Song, chung quy lại, mức giá trung bình mà bạn phải trả cho 1m vải thường nằm ở mức 100.000 – 200.000 VNĐ.

Cách vệ sinh – bảo quản vải gấm hoa nối

Hạn chế giặt bằng máy, nên giặt bằng tay để đảm bảo độ bền và chất lượng của vải.

Nên dùng bột giặt nhẹ, trung tính khi giặt; không được dùng thuốc tẩy, nhất là loại có thành phần Clo cao.

Nước quá nóng sẽ khiến vải mất độ bóng, nước quá lạnh sẽ khiến vải bị co rút lại. Nhiệt độ nước phù hợp để giặt các sản phẩm từ vải gấm là khoảng 30 độ C.

Hãy phơi vải ở những nơi thoáng mát, có gió tự nhiên. Khi phơi hãy lộn mặt trong ra ngoài để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng vải.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vải gấm. Hy vọng qua những chia sẻ của Xưởng May Atlan, các bạn sẽ có cái nhìn thật cụ thể về “bà chúa của hàng tơ lụa này”.

Bảo quản đúng cách giúp quần áo vải gấm luôn mới

Một số câu hỏi thường gặp

1. Ứng dụng vải gấm ở đâu?

=> Trong lĩnh vực thời trang –  Lĩnh vực chăn ga gối đệm – Sản xuất đồ mỹ nghệ.

2. Ưu điểm vải gấm là gì?

=> Màu sắc đa dạng, độ bền cao, thân thiện với môi trường, tạo cảm giác sang trọng…

3. Nhược điểm vải gấm?

=> Dễ thấm nước, phơi lâu khô, dễ bám bẩn….

4. Cách vệ sinh và bảo quản vải gấm?

=> Hạn chế giặt bằng máy, dùng bột giặt nhẹ, trung tính, không nên sử dụng quá nóng hoặc quá lạnh để giặt…

5. Giá bán vải gấm bao nhiêu?

=> Mỗi mét vải gấm có giá bán từ 100,000 VNĐ – 200,000 VNĐ

Trên đây là tất cả những thông tin về vải gấm mà Minstore.vn đã sưu tầm được. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của các bạn.

 

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm