Min Store blog tin tức về thời trang và làm đẹp

Vải đũi là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải đũi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chất liệu vải đũi đang dần trở thành một loại vải vô cùng được ưa chuộng, nhất là vào những thời điểm nóng bức của mùa hè.  Nhưng, bạn có biết không, trong một thời gian dài, vải đũi đã từng lép vế trước vô vàn những loại vải khác đấy. Vậy, vì sao loại vải này lại có thể “lật ngược tình thế” tài tình như vậy? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Vải đũi là gì?

Vải đũi là một loại vải nhẹ, xốp, bề mặt khá thô và được dệt từ sợi đũi. Dành cho những bạn chưa biết, Sợi đũi là phần dư thừa và chất lượng không cao của quá trình ươm tơ tằm. Phế liệu trong quá trình ươm tơ có tỷ lệ rất cao, chiếm đến 60%, chỉ còn lại 40% dùng để dệt lụa.

Do vậy, để tránh lãng phí, người ta đã sử dụng những phế liệu đó để tạo ra đũi. Như vậy, có thể nói, vải làm từ sợi đũi và lụa tơ tằm chính là những họ hàng của nhau rồi, đúng không? Bên cạnh đó vải còn có một số loại vải khác như đũi thun, chất vải đũi cotton hoặc là đũi trơn. Vải được xem là một “chất liệu mùa hè” bởi có đặc tính nhẹ, mát và thoáng khí, giúp người mặc trở nên thoải mái, dễ chịu khi thời tiết oi ả, nóng bức.

Bên cạnh đó, loại vải này còn mang sự trẻ trung, lịch thiệp, không cầu kỳ. Song, bạn có biết không, vẻ đẹp mộc mạc đó phải trải qua một thời gian dài bị ghẻ lạnh mới có thể chiếm được tình cảm của người tiêu dùng, đặc biệt là chị em phụ nữ đó. Các sản phẩm “hot trend” của vải mà bạn nên biết như: khăn choàng cổ, quần áo mùa hè, áo sơ mi đồng phục form đứng, váy quấn, váy liền…

Hình ảnh vải đũi

Quy trình sản xuất vải lụa đũi

Những công đoạn để tạo nên những tấm vải chất lượng thường được làm thủ công. Chính vì vậy, sự khéo léo và tinh tế trong từng tấm vải là không thể bàn cãi. Cụ thể những công đoạn đó như sau:

Bước 1: Nấu sợi đũi:

Sợi đũi hay còn gọi là lụa thô, được lấy ra trực tiếp từ kén tằm. Song, so với người họ hàng của nó thì loại sợi này thường to hơn. Những sợi đũi này sau đó sẽ được nấu kỹ cho đến khi mềm ra

Bước 2: Kéo thành sợi:

Sau khi được nấu kỹ, người thợ sẽ dùng tay kéo thành sợi trong một chậu nước mát, sạch. Công đoạn này được làm hoàn toàn thủ công, và cũng là một công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất chất liệu đũi.

Bước 3: Phơi sợi:

Sau khi kéo xong, những sợi đũi sẽ được kéo guồng thành những sợi dài và đem đi phơi khô. Đến khi chúng khô hoàn toàn, những người thợ sẽ lấy chúng vào và chuyển sang công đoạn cuối cùng…

Bước 4: Dệt vải:

Đến công đoạn này, sự khéo léo và tỉ mỉ của người thợ phải được thể hiện rõ. Những tấm vải thành phẩm sẽ được sản xuất thành những sản phẩm đa dạng như: khăn choàng, quần áo, …

Các loại vải đũi

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng, trên thị trường xuất hiện nhiều loại vải khác nhau. Song, phổ biến nhất vẫn là:

Vải đũi thô

Vải thô đũi còn có tên gọi khác là lụa Tussah, được dệt từ sợi tơ tằm thô, và đang là chất liệu phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay. Tất nhiên, loại vải này vẫn có độ thô đặc trưng, song vẫn có độ bóng nhẹ và giữ ấm khá tốt vào mùa đông. Chúng thường được dùng để may các đồng phục công sở, hay quần áo đi chơi như: áo sơ mi, quần short, váy liền, vest, …

Vải đũi thô

Vải đũi xước

Ưu điểm nổi bật của loại vải xước chính là mỏng, mềm mịn và cực kỳ mát. Chính vì vậy, chúng được dùng để may áo sơ mi, áo dài, khăn quàng cổ, …

Vải đũi xước

Vải đũi thêu hoa

Đũi thêu hoa có tính thẩm mỹ cao, có thể thiết kế được nhiều loại trang phục với những phong cách khác nhau. Loại vải này rất được giới trẻ yêu thích bởi nó mang đến sự trẻ trung, hiện đại, năng động và phù hợp với nhiều hoàn cảnh.

Vải đũi thêu hoa

Ưu điểm của vải đũi:

Mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng mát: Đây là những ấn tượng đầu tiên khi bạn sử dụng loại vải này. Với kết cấu đặc biệt gồm nhiều khoảng hở, không khí sẽ được luân chuyển dễ dàng, tránh tình trạng khó chịu, bức bí.

Không tích điện: Nhờ ưu điểm này nên vào mùa đông, bạn sẽ không phải lo vải dính vào người nữa.

An toàn với con người: Vì có chất liệu từ thiên nhiên, nên vải sẽ không gây kích ứng da, phù hợp với những người có làn da mẫn cảm.

Thân thiện với môi trường: Dĩ nhiên, đây là một đặc tính không thể thiếu đối với một chất liệu thiên nhiên rồi. Có thể nói, từ khâu sản xuất thủ công đến kết quả thành phẩm, vải đều không hề gây tổn hại đến môi trường. Điều đó khiến chúng trở thành một “idol” cực hot trong Trào lưu xanh và Eco friendly hiện nay.

Hiệu ứng co nhăn đặc biệt: Đối với nhiều loại vải thì co nhăn là một điểm trừ vô cùng lớn. Nhưng với vải thì đây lại là một đặc trưng thú vị, giúp nó có độ nhận dạng cao trong “hàng hà sa số” những loại vải na ná nhau đang trôi nổi trên thị trường. Sau khi được giặt khô, những nếp nhăn ấy càng co lại nhỏ hơn, đều hơn. Đặc biệt, khi mix đồ, những trang phục từ chất liệu đũi sẽ mang đến cho bạn sự đặc biệt và thu hút hơn đấy!

Nhược điểm của vải đũi:

Dễ nhăn và hình thành những nếp gấp: Cũng vì hiệu ứng co nhăn nên nếu không biết cách bảo quản, vải sẽ càng dễ nhăn nhiều hơn. Đối với nhiều người, đây là một nhược điểm khá lớn.

Những sản phẩm thích hợp sử dụng vải đũi

Khi biết đến 1 loại vải, câu hỏi mà mọi người thắc mắc nhiều nhất đó là: Quần áo làm bằng vải đũi mặc trong trường hợp nào?

Vậy phải đũi thích hợp để may đồ gì, để mặc đi đâu?

Vải đũi là 1 loại vải vô cùng thích hợp cho mùa hè, không những hợp để mặc ở nhà, đi tập thể thao hay đi chơi với bạn.

Dù là quần đũi, áo đũi cỡ dài, ngắn hay lửng thì đều khiến người dùng cảm thấy thoáng mát, dễ chịu, dễ dàng trong các hoạt động diễn ra hàng ngày.

Quần áo thời trang phù hợp được làm từ vải đũi

Vải đũi còn hợp để may đồ mặc ở nơi công sở với các kiểu dáng sang trọng, quý phái.

Bạn có thể sử dụng vải đũi để may 1 chiếc áo sơ mi dáng rộng, toát lên vẻ phóng khoáng mà vẫn đầy nữ tính.

Hãy may cho mình những chiếc quần short, quần thêu hoa, thêu các họa tiết khác nhau trẻ trung, năng động đều thích hợp để sử dụng vải đũi.

Vải đũi hợp để may quần chun, quần dài rút.

Có 1 lưu ý khi may quần có cạp đó là nên dặn thợ may may quần cạp cứng và là ủi đúng nếp trước khi mặc

Nếu bạn muốn may áo váy thì hãy chọn kiểu váy mềm mại, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều dàng người như kiểu váy suôn, áo cổ tròn, áo bo gấu, … Lý do là vải đũi rất dễ nhăn và không giữ được dáng chuẩn suốt 1 ngày dài.

Vải đũi ứng dụng vô cùng lớn trong đời sống

Giá bán quần áo vải đũi

Giá cả của vải đũi giao động khoảng 100 nghìn - 250 nghìn đồng/mét tùy theo chất lượng vải (Cũng có thể rẻ hơn nếu bạn trong nghề, vì đây là giá thị trường bán lẻ đưa ra). Các bạn có thể mua vải đũi ở các chợ vải ở Hà Nội như làng lụa Vạn Phúc, chợ Hôm, chợ Ninh Hiệp... Cách chọn vải đũi cũng không khó. Bạn hãy soi vải dưới ánh sáng bạn có thể nhìn thấy những sợi vải dệt như thế nào và hãy chọn loại vải dệt đều sợi, các sợi khít nhau. Rồi bạn dùng tay vò nhẹ nếu thấy nhăn nhiều là vải không pha nilon (vải pha nilon sẽ gây bí tạo cảm giác nóng cho người mặc).

Cách nhận biết vải đũi

Khi vuốt qua bề mặt vải bạn sẽ cảm nhận được độ nhám vừa phải, độ thô có thể cảm nhận được qua từng đầu ngón tay.

Khi vo mạnh, vải sẽ xuất hiện những nếp gấp, khó có thể phẳng lại, trừ khi được là ủi.

Kéo mạnh vải về 4 chiều, vải chất lượng sẽ không co giãn.

Khi đốt một đầu tấm vải, vải thật sẽ dễ dàng bắt lửa, có khói trắng, cháy xong có muội than. Còn với những loại vải nhái thì khi đốt sẽ chạy nhựa, có khói đen.

Cách chọn vải đũi

Vải đũi có cách chọn rất dễ, ngay cả những người nghiệp dư, mới vào nghề hay người tiêu dùng không có kiến thức chuyên sâu về vải đũi cũng có thể sử dụng cách này, rất hiệu quả.

Hãy soi vải dưới ánh sáng, bạn sẽ nhìn thất các sợi vải đan vào nhau, nên chọn loại vải đều sợi, các sợi khít vào nhau.

Bạn có thể dùng tay vò nhẹ, nếu vải bị nhăn nhiều thì đó là vải không pha nilon thường tạo cảm giác nóng nực và gây bí cho người sử dụng.

Cách sử dụng và ủi vải đũi

Khi giặt, bạn nên sử dụng nước lạnh, không nên ngâm vải trong nước nóng hay chất tẩy rửa mạnh.

Hạn chế giặt bằng máy để tránh làm hư, nhăn vải.

Khi giặt bằng máy, bạn nên bỏ vải hay quần áo làm từ vải vào một túi lưới trước khi bỏ vào máy.

Không được ủi vải ở nhiệt độ quá cao, nên thấm nước trước khi ủi để tránh làm hỏng chất liệu vải.

Khi phơi vải, tốt nhất là chọn nơi có ánh nắng vừa phải hoặc nơi thoáng mát, tránh phơi vải khi trời nắng quá, nhất là nắng gắt trên 40 độ C.

Hình ảnh áo dài may bằng vải đũi

Một số câu hỏi thường gặp về vải đũi

1. Vải đũi là gì?

=> Là một loại vải nhẹ, xốp có bề mặt tương đối thô và được dệt từ sợi đũi.

2. Quy trình sản xuất vải?

=> Nấu sợi đũi – kéo thành sợi – phơi sơi – dệt vải

3. Các loại chất liệu đũi?

=> Đũi thô – Đũi xước – Đũi thêu hoa

4. Ưu điểm chất liệu đũi?

=> Mềm nhẹ – thân thiện với môi trường – An toàn khi sử dụng

5. Nhược điểm vải?

=> Dễ bị nhăn và tạo nên các nếp gấp khi sử dụng.

Trên đây là tất tần tật những thông tin bạn cần biết về vải đũi. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của mình, các bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện nhất về loại vải “thần thánh” này!

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm