Minstore.vn - Blog tin tức về thời trang, làm đẹp và nấu ăn!

Vải len (Wool) là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải len

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trong mùa đông, chúng ta dùng rất nhiều những sản phẩm làm từ len như: găng tay, khăn, mũ, áo len…đến các vật dụng hàng ngày như ghế sofa…Nhưng không phải ai cũng biết đặc điểm và cách nhận biết các loại vải len hoặc vật dụng làm từ len. Vải len (wool) là gì? Phân loại, ưu điểm và công dụng của vải len (Wool) như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này cùng Minstore nhé.

Vải len (Wool) là gì?

Vải len (Wool) là một loại vải dệt có nguồn gốc động vật đầu tiên trên thế giới. Sợi len là loại xơ nhận được từ lớp lông phủ trên một số động vật. Trong công nghiệp dệt len, lông cừu được sử dụng nhiều nhất (96-97%), lông dê (2%), lông lạc đà (1%), khác như thỏ, bò, … (1%). Thành phần cấu tạo cơ bản trong len là Keratin (xơ len) chiếm 90%, còn lại là một số phụ phẩm có nguồn gốc từ tóc hoặc da, mỡ, …

Thành phần cấu tạo cơ bản chiếm 90% trong len là Keratin (xơ len)

Vải len hay còn gọi là Wool, thành phần cấu tạo cơ bản chiếm 90% trong len là Keratin (xơ len) sau đó được loại bỏ các tạp chất bằng các kỹ thuật khác nhau để chế biến ra len sợi chải thô và len sợi chải kỹ.

Sau khi thu thập hỗn hợp xơ len, người ta loại bỏ tạp chất rồi xe thành sợi để dệt vải. Xơ len được loại bỏ tạp chất rất kỹ và sạch bằng cách đun nấu trong dung dịch xà phòng đậm đặc. Nguyên liệu thô đã được xử lý, tiếp tục đem ra chế biến theo 2 cách: len sợi chải thô và len sợi chải kỹ.

Hiện nay, các nhà cung cấp lông cừu để dệt len tự nhiên phải kể để Úc, Argentina; sau đó đến Hoa Kỳ và New Zealand.

Ngoài ra, bạn sẽ gặp các sản phẩm len (Wool) trên thị trường có nguồn gốc như cotton, acrylic… hoặc các loại len tổng hợp cũng được sản xuất thành đồ len (Wool). Nhưng các thông tin sau đây, tác giả sẽ chú trọng vào phân tích vải len (Wool) gốc động vật hơn để làm nổi bật lên được chất liệu quý giá này.

Hình ảnh Vải len (Wool)

Nguồn gốc của vải len (Wool)

Thực tế, cừu hoang được thuần hóa từ 9-11.000 năm TCN. Các bằng chứng khảo cổ tìm thấy ở Iran cho thấy từ 6000 năm TCN bắt đầu xuất hiện việc chọn lọc cừu lấy len. Và các sản phẩm đầu tiên được dệt từ sợi len (Wool) dệt thô sơ được người Babylon ứng dụng thì vào năm 4000 TCN. Vì vậy, có thể nói len là loại xơ gốc động vật đầu tiên được sử dụng trên trái đất.

Giữa 3000 và 1000 năm trước Công nguyên, người Ba Tư, Hy Lạp và La Mã đã phân phối cừu và len khắp châu Âu và đồng thời họ cũng tiếp tục cải thiện giống. Người La Mã xây dựng đế chế của họ ở khắp nơi và họ thành lập một vùng đất chuyên phát triển tại Winchester thuộc Anh ngày nay vào đầu năm 50 sau Công nguyên.

Trong suốt thể kỷ X và XI, việc buôn bán sợi len (Wool) vô cùng phát triển. Anh thời điểm đó nhanh chóng trở thành nước nuôi cừu lớn nhất thế giới, trong khi đó Bỉ lại rất phát triển về khả năng sản xuất sợi và quần áo. Người Anh chuyển lông cừu đến Bỉ để sản xuất và nhập quần áo sau khi hoàn thành về để sử dụng. Tới thế kỷ XIII, thương mại len là động cơ phát triển kinh tế thế giới.

Len (Wool) đã từng có một kẻ thù đặc biệt xuất hiện trong Thế chiến II là sợi tổng hợp polyester và acrylic. Sự sụp đổ của giá len (Wool) bắt đầu vào cuối năm 1966 với mức giảm 40% và gián đoạn thường xuyên. Kết quả nguồn lực cho sản xuất và vận chuyển len (Wool) được chuyển sang các mặt hàng khác, và cừu lại trở về với truyền thống xưa - nuôi để sản xuất thịt.

Đầu những năm 1970, công nghệ Superwash (còn gọi là Easy Care) cho phép len có thể giặt được bằng máy và sấy khô được giới thiệu lần đầu tiên. Bước đột phá này đã đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của len lông cừu có mặt lại sàn kinh tế thế giới và phát triển mạnh mẽ cho tới hiện nay.

Nguồn gốc của vải len (Wool)

Ưu điểm của vải len (Wool)

- Vải len (Wool) khi nhìn trực tiếp có thể thấy sợi len và kết cấu đan dệt.

- Chất vải mềm mại, sờ khá xốp, ít nhăn.

- Mặc lên tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.

- Có độ co giãn và độ đàn hồi cao.

- Có khả năng hút ẩm

- Chịu nhiệt, cách nhiệt, cách điện tốt.

- Khá khó cháy, cháy rất chậm, tắt ngay khi lấy ra khỏi lửa

- Hấp thụ thuốc nhuộm trực tiếp mà không cần sử dụng hóa chất.

- Áo len lông cừu nhẹ xốp, thoáng mát ban ngày và giữ ấm vào ban đêm, khiến người mặc cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Vải len có rất nhiều ưu điểm

Nhược điểm của vải len (Wool)

- Không bền với môi trường kiềm.

- Bảo quản trong thời gian lâu dễ ám mùi ẩm mốc.

- Lâu khô sau khi giặt giũ.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vải len (Wool)

Chất lượng của len được xác định bởi:

- Đường kính sợi: Chất lượng quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả.

- Quá trình uốn: Số lượng của uốn tương ứng với độ mịn của sợi len.

- Năng suất, màu sắc, và độ bền.

Phân loại vải len (Wool) căn cứ theo gốc động vật

Căn cứ theo gốc động vật ta chia ra các loại sau:

Vải len lông cừu nguyên chất (Virgin Wool)

Loại len (Wool) này lấy từ những đàn cừu được thay lông lần đầu tiên. Vì được dệt từ lớp lông đầu nên bề mặt vải len cực kì mịn và mềm mại, đàn hồi tốt hơn. Len nguyên chất hay được nhuộm thủ công nhằm tạo ra những màu sắc cực kỳ sống động và bền hơn 5 lần so với chất liệu đã qua chế biến, pha tạp.

Len (Wool) nguyên chất được lấy xơ len từ lần đầu đàn cừu thay lông.

Có một số loại len khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả trong thế giới của vải len có lẽ phải kể đến là vải len lông cừu, một loại vải len cực kì mịn và mềm mại. Có rất nhiều loại len khác nhau trong thế giới vải len có thể kể ra nhưng cái tên nổi tiếng như vải len Cashmere (được làm từ dê núi), vải len Merino (được làm từ lông cừu merino)

Vải len Cashmere

Là chất liệu được lấy từ lông tơ của dê Cashmere (hay Kashmir) khi chúng chưa được 12 tháng tuổi và người thợ sẽ lấy lông hoàn toàn thủ công bằng tay để không gây hại đến chúng. Loài dê được tìm thấy tại các vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt như cao nguyên Ấn Độ, núi Mongolia, và Hymalaya.

Lông Cashmere siêu nhẹ, có khả năng giữ nhiệt gấp 8 lần sợi len bình thường. Để thích ứng tại nơi có khí hậu biến đổi liên tục trong một ngày nên len Cashmere thoáng mát vào ngày hè gắt và lại ấm áp vào đêm lạnh. Tương ứng với điều này, len Cashmere có giá thành đắt nhất hiện nay và số lượng len được sản xuất ra chỉ đáp ứng được lượng ít so với nhu cầu khổng lồ trên toàn thế giới.

Vải len Cashmere

Len lông cừu Merino

Là chất liệu được thu hoạch từ lông cừu Merino. Đây là loại lông lý tưởng, mềm mịn nhất trong các loại lông cừu. Cừu Merino có nguồn gốc Tây Ban Nha sau đó được đưa tới Nam Mỹ, Nam Phi và châu Úc. Tính đến 1900, Úc có tới trên 100 triệu con cừu và hầu hết là giống Merino.

Mỗi sợi lông Merino có thể được uốn cong hơn 20.000 lần mà không sợ bị đứt gãy dù nó chỉ mảnh bằng 1/5 tóc của bạn. Điều đó nói lên sức đàn hồi tuyệt vời của vải len Merino sau khi được dệt, có thể chế tạo các sản phẩm bó sát cơ thể mà vẫn giữ ấm, giữ phom dáng ban đầu.

Hơn vậy, sợi len (Wool) có cấu trúc tế bào phức tạp giúp nó có thể hấp thụ hơi ẩm đến 35% trọng lượng của nó, nhưng đẩy chất lỏng cho phép giải phóng ẩm khỏi cơ thể người và bay hơi. Không có sợi tổng hợp nào có thể làm tốt được điều này.

Len lông cừu Merino

Vải len Angora

Không phải cừu mà thỏ Angora là nguồn gốc của loại vải này. Khác với lông cừu ở điểm nó rất bông; tuy nhiên, lại không đủ độ bền cần thiết. Trong sản xuất, người ta thường pha thêm các thành phần len, sợi khác với lông thỏ Angora. Mặc dù vậy, sản xuất len Angora cũng chỉ chiếm lượng nhỏ trên thị trường cung cấp len toàn cầu.

Vải len Angora

Một số loại vải len (Wool) ít phổ biến hơn:

Vải len Alpaca: Nguồn gốc động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ.

Vải len Qiviut: Loại len cao cấp được lấy từ lông bò xạ - bò Tây Tạng

Phân loại vải len (Wool) căn cứ theo cách chế biến sau khi xử lý nguyên liệu thô sơ

Phân loại vải len (Wool) căn cứ theo cách chế biến sau khi xử lý nguyên liệu thô sơ ta có các loại sau:

Len chải sợi thô:

Dùng cho loại xơ ngắn hơn loại chải sợi kỹ và dành cho những loại sợi nặng.

Các xơ được phân bố một cách ngẫu nhiên trong sợi.

Ứng dụng cho áo khoác, khăn choàng, khăn quàng cổ, găng tay, giày đan móc…. và những sản phẩm yêu cầu có độ ổn định sợi, đứng dáng, bề mặt nổi, dầy dặn.

Len chải sợi kỹ:

Dùng cho những sợi mảnh và có độ mềm mịn cao hơn

Các xơ được xếp song song với nhau.

Ứng dụng cho trang phục nói chung và khăn, mũ, tất người lớn trẻ em nói riêng. Những sản phẩm cần tới sự tiếp xúc bề mặt da mềm mại, nhạy cảm, bền màu, phục hồi nếp nhăn tốt, sang trọng và về mặt vải, sợi len không bị vón cục.

Hình ảnh sợi len (wool)

Phân biệt một số loại sản phẩm len từ vật liệu khác trên thị trường

Do giá thành của vải len “nguyên chất” khá cao nên các nhà sản xuất thường sử dụng các vật liệu khác có giá rẻ hơn để thay thế và chế tạo thành sản phẩm len. Phải kể đến như là:

Sản phẩm len từ vải cotton

Nguồn gốc: Sợi cotton từ cây bông.

Đặc tính sản phẩm len từ vải cotton:

- Tiếp xúc trực tiếp có cảm giác mịn, mát tay.

- Trọng lượng nặng hơn vải len lông cừu nên phom thường chảy xuống dưới.

- Họa tiết, màu sắc nhuộm rõ nét

- Rất ít xù vải, sờn lông

Sản phẩm len từ vải acrylic:

Nguồn gốc: Sợi tổng hợp trong phòng thí ngiệm.

Đặc tính sản phẩm len từ vải acrylic:

- Tiếp xúc trực tiếp có cảm giác thô, nóng tay.

- Trọng lượng khá nhẹ, giữ phom ổn.

- Họa tiết, màu sắc nhuộm không sắc nét bằng vải len lông cừu hay vải cotton.

- Dễ xù vải, sờn lông, giảm thẩm mỹ sản phẩm.

- Gây cảm giác nóng, khó thoát ẩm khi vận động mạnh.

Sản phẩm len từ vải tổng hợp:

Nguồn gốc: Pha trộn giữa các loại vải, sợi.

Đặc điểm:

- Mang đặc tính của các loại vải sử dụng tổng hợp theo tỷ lệ pha trộn.

- Đa số các sản phẩm được tổng hợp giữa acrylic và cotton. Ngoài ra, còn được pha giữa: acrylic và wool (len lông cừu), ramie và cotton, acrylic và nylon, …

- Sản phẩm len chứa nylon gây cảm giác dạm và ngứa.

- Giá thành được giảm xuống rất nhiều.

- Nguồn gốc các sản phẩm này thường từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Một số nhà sản xuất chất lượng hơn là Nhật và HongKong.

Ứng dụng của vải len (Wool)  

Ngưng suy nghĩ vải len (Wool) chỉ dùng để giữ ấm. Nếu khi nghĩ tới len (Wool) bạn chỉ nghỉ đến việc giữ ấm đầu tiên. Thực sự tôi thấy tiếc cho bạn khi bạn chưa khám phá hết khả năng thần kì của chất liệu mang giá trị thời trang rất lớn này.

Ở những vùng thay đổi khí hậu liên tục, ngày nắng gắt nhưng đêm lạnh thấu xương thì người ta chỉ cần mặc một chiếc áo len lông cừu. Vì sao ư? Mặc chiếc áo len (Wool) ban ngày có thể tránh cái nóng từ bên ngoài, thoát ẩm cho cơ thể. Ban đêm, áo len giữ lại nhiệt bên trong, ngăn giá buốt, gió lạnh. Vì thế, áo len không chỉ để giữ ấm mà còn ngăn tác động của nhiệt độ môi trường xâm nhập và làm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Vậy, phải hiểu rằng sản phẩm len là để giữ nhiệt chứ không chỉ bó gọn trong phạm vi giữ ấm.

Ngày nay, giá trị thời trang của len lên tới một tầm cao mới, không chỉ buộc mình là sản phẩm ăn mặc thường nhật mà nó còn là tác phẩm của nhân loại. Mời bạn đọc tìm hiểu phần ứng dụng sau đây.

Ứng dụng của vải len (Wool) trong lĩnh vực may mặc

Trong ngành công nghiệp may mặc, vải len (Wool) vẫn giữ được vai trò từ thuở sơ khai là giữ nhiệt cho cơ thể bằng các sản phẩm như áo len, áo khoác, váy liền, chân váy… đa dạng kiểu dáng và màu sắc phù hợp cho người già đến trẻ em.

Vải len (Wool) được ứng dụng trong ngành công nghiệp may mặc

Trong lĩnh vực công nghiệp may mặc, vải len (Wool) được ứng dụng rất nhiều trong việc trở thành đồ giữ ấm dành cho mọi lứa tuổi từ già tới trẻ với nhiều kiểu dáng phong phú.

Trên lĩnh vực sản xuất phụ kiện, thì không thể bỏ qua những sản phẩm kinh điển như khăn choàng, mũ len, bít tất, gang tay, …

Ở một số nước, len (Wool) thường được quy định dành cho hàng may mặc cho các nhân viên cứu hỏa, binh sĩ, và những người khác trong các ngành nghề mà họ được tiếp xúc với khả năng cháy, nổ.

Ứng dụng của vải len (Wool) trong lĩnh vực may mặc

Ứng dụng của vải len (Wool) trong lĩnh vực nội thất

Ngày này, len (Wool) được ứng dụng để sản xuất đồ dung nội thất để đáp ứng thị hiếu đa dạng của người dùng. Sau khi phân loại xơ len sẽ được lựa chọn để phù hợp với giá thành và mục đích sử dụng.

Len (Wool) chất lượng thấp được làm thảm, phụ gia xây dựng cho các chi tiết cách nhiệt, điện.

Len (Wool) chất lương trung bình được ứng dụng làm vải bọc sofa, chăn, rèm cửa, …

Một số sản phẩm khác: gối, đệm, chăn lông cừu, bọc đèn ngủ, tranh ảnh, …

Ứng dụng của vải len (Wool) trong lĩnh vực nội thất

Ứng dụng của vải len (Wool) trong đồ Handmade

Không phải ngẫu nhiên trở thành hẳn một lĩnh vực riêng, đồ handmade làm từ len vô cùng phổ biến và phát triển rộng rãi. Từ những cá nhân có thể làm tự phát cho đến trở thành một câu lạc bộ và người ta có thể kiếm được thu nhập cao từ đồ handmade làm từ len.

Những sản phẩm handmade từ vải len (Wool) như là: khăn len đan, mũ, giỏ đổ, gấu bông, hoa tai, vòng cổ….

Bạn hoàn toàn có thể tự làm đồ handmade bằng len tại nhà.

Có một điều thú vị, là bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình những bộ đồ len độc đáo bằng việc đan len tại nhà.

Ứng dụng của vải len (Wool) trong thời trang cao cấp

Vải len (Wool) ẩn chứa cho mình giá trị thời trang vô cùng lớn. Rất nhiều các sàn diễn nâng tầm sản phẩm len lên tới mức nghệ thuật. Len không còn chỉ là chất liệu được phổ biến rộng rãi mà vô cùng thời thượng và cao cấp. Các thương hiệu “cưng chiều” chất liệu này như là Burberry, Paul Smith, Vivienne Westerwood.

Hình ảnh áo Vest từ vải len (Wool)

Cách bảo quản vải len (Wool)

Nên:

- Loại bỏ bớt bụi ra khỏi đồ len trước khi giặt bằng cách đập bụi.

- Cho thêm một ít giấm trung hòa nước giặt để giữ màu len.

- Ủi bằng hơi nước không quá 150 độ C.

- Mặc một chiếc áo mỏng bên trong ngăn mồ hôi tiếp xúc với vải len.

- Để nơi khô thoáng, không ẩm mốc và tránh bị côn trùng cắn.

Không nên:

- Treo đồ len bằng móc treo làm chảy xệ, mất phom.

- Tẩy trắng bằng chất chứa clo và chỉ tẩy khi cần.

- Dùng nước nóng để giặt đồ gây giãn vải, xơ sợi, mất hình dáng ban đầu.

Xử lý đồ len (Wool) bị xù lông

- Dùng mặt nhám của miếng bọt biển chà nhẹ lên bề mặt vải.

- Dùng dao cạo, dao lam hoặc dao tỉa lông mày cạo nhẹ lên phần vải bị xù.

- Nếu không bảo quản tại nơi có độ ẩm từ 65-75% thì thợ may sử dụng vải len dễ may đường không thẳng hay nhăn vải do lệch độ ẩm. Nên sử dụng vải lót hoặc mũi may ziczac, tăng mật độ mũi may, khâu trên đường chéo của vải để xử lý vải len.

Giá cả một số sản phẩm từ vải len (Wool)

Giá thành một số loại áo len:

Áo len lông cừu Cashmere: 1.000.000đ – 1.400.000đ (Tùy kiểu dáng, màu sắc)

Áo len lông cừu Úc: 650.000đ – 1.000.000đ (Tùy kiểu dáng, màu sắc)

Áo len khác: 300.000đ – 500.000đ (Tùy loại)

Giá thành một số loại sợi len tổng hợp:

Len cotton ngọc trai: 27.000đ – 35.000/ cuộn (Tùy kích cỡ, màu sắc)

Len milk cotton: 15.000đ – 30.000đ/ cuộn (Tùy kích cỡ, màu sắc)

Len nhung đũa: 25.000đ – 40.000đ/ cuộn (Tùy kích cỡ, màu sắc)

Len Amigurumi: 45.000đ – 50.000đ/ cuộn (Tùy kích cỡ, màu sắc)

Cách nhận biết vải len (Wool)

Thời gian cho thu hoạc lông của các vật nuôi tương đối lâu. Số lượng mỗi lần thu hoạch cũng ít, chưa kế đến việc xử lý loại bỏ các tạp chất trong len tốn rất nhiều chi phí. Chính vì vậy trong quá trình sản xuất người ta thường pha thêm các vật liệu khác có giá thành rẻ hơn như xơ cotton, xơ tổng hợp…

Với các thương hiệu sản xuất vải sợi lớn thì họ ghi rất rõ thông số, thành phần sợi của vải. Các nhà sản xuất hàng may mặc cũng dựa vảo đó để đưa ra các thông số thành phần vật liệu trên sản phẩm.

Với các nhà bán lẻ thì họ thường gian lận thành phần này để điều chỉnh giá thành có lợi nên các nhà sản xuất nhỏ lẻ không hiểu dễ bị mua nhầm hoặc bị đội giá thành đầu vào.

Bằng kinh nghiệm sản xuất và am hiểu thị trường cung cấp nguyên liệu, chúng tôi xin nêu một vài kinh nghiệm phân biệt vải len để quý vị có thể nhìn nhận và đánh giá mặt hàng này một cách khách quan nhất sau đây:

+ Bằng trực quan: cầm ráp tay, mặt vải xù lông, xơ cứng dài hơn xơ bông. Khi kéo đứt, đầu chỗ đứt không gọn, trước khi đứt sợi giãn nhiều, vò nhẹ vải không nhăn.

+ Bằng hóa chất: Dùng dung dịch kiềm (NaOH) đốt nóng cùng xơ làm xơ bị phá hủy trong vài phút. Có thể dùng dung dịch CuSO4 cho màu tím hay HNO3 cho màu vàng.

+ Bằng nhiệt: cháy yếu, tắt ngay sau khi đưa ra khỏi lửa, mùi tóc cháy, tro đen, dễ bóp vỡ.

 

Hình ảnh sợi len thành phẩm

Thông tin mở rộng về vải len (Wool)

Len (Wool) dệt lâu đời nhất được biết đến ở châu Âu khoảng 1500 năm trước Công nguyên, tìm thấy trong trạng thái được bảo quản tự nhiên trong một đầm lầy ở Đan Mạch.

Hiện nay, với khoảng 70 triệu con cừu Merino, Úc đang là nước sản xuất hàng đầu thế giới về len, năng suất khoảng 345 triệu kg len/năm và chiếm khoảng một phần tư tổng số lượng sản xuất len toàn cầu. Tại Việt Nam, hãng Canifa cũng phân phối dòng sản phẩm len từ lông cừu Merino đang rất được ưa chuộng những năm gần đây.

Trên đây chỉ là một trong những kinh nghiệm chúng tôi thu lượm được trong quá trình tìm hiểu và sản xuất vải len (Wool). Với nhu cầu sản phẩm có giá thành thấp của thị trường trong nước thì việc tìm cho mình một sản phẩm chất lượng cao là tương đối khó. Nhưng nếu không biết bạn cũng dễ mua phải những sản phẩm gắn nhãn mác len (Wool) với giá cao.

 

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm