BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Top các kiểu mẫu quần công sở nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng
- Top các kiểu mẫu quần tây nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng năm nay
- Top các kiểu mẫu áo sơ mi nữ đẹp được chị em ưa chuộng nhất
- Top những kiểu mẫu đầm đẹp và sang trọng được chị em ưa chuộng nhất
- Top kiểu mẫu váy đẹp, sang trọng và không bao giờ lỗi mốt cho chị em
- Top những thương hiệu cà vạt đáng mua nhất thế giới hiện nay
Vải Nylon hay còn gọi là vải Polyamide là loại vải nhân tạo được ứng dụng phổ biến trong ngành hàng may mặc gần đây. Thế nhưng vải Nylon là gì? Nó đến từ đâu và các đặc tính cũng như ứng dụng của loại vải này trong đời sống là như thế nào? Tất cả những khúc mắc này sẽ được Minstore làm sáng tỏ tại bài viết ngay sau đây
Vải nylon là gì?
Nylon là một nhóm các polyme tổng hợp được gọi là nhựa nhiệt dẻo hoặc polyamit aliphatic. Vì vậy, vải nylon là một loại vải tổng hợp, được điều chế từ hóa chất dầu mỏ, than đá. Ban đầu nó được sản xuất thay thế cho lụa, nhưng ứng dụng thương mại đầu tiên của nó là dùng cho bàn chải đánh răng vào năm 1938, sau đó là tất (vớ) của phụ nữ từ vải nylon được bùng nổ vào năm 1940.
Hình ảnh vải nylon
Nguồn gốc của vải nylon
Nhà hóa học người Mỹ, Wallace Hume Carothers đã chế tạo ra nylon lần đầu tiên từ một loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ vào năm 1935, khi ông làm việc cho công ty hóa chất DuPont. Sợi tơ nylon dẻo dai, bền và đàn hồi hơn bất cứ loại sợi nào đương thời. Với mục đích ban đầu vải nylon được sản xuất với mong muốn thay thế cho chất liệu lụa khan hiếm. Sau đó, nó nhanh chóng đã tạo một cuộc cách mạng ngành thời trang trên thế giới.
Vào tháng 5 năm 1940, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, vải nylon được sử dụng để sản xuất ra những đôi tất (vớ) dành cho phụ nữ. Thời bấy giờ, khi xã hội bắt đầu chấp nhận máy giặt thay thế con người vệ sinh quần áo thì những đôi tất nylon được quảng cáo như một chất liệu không nhăn, không cần là ủi mà vẫn giữ nguyên được chất liệu như mới. Hàng triệu phụ nữ đổ xô đến các hội chợ để mùa được đôi tất “thần thánh”. Kết quả là, chỉ sau một năm doanh thu đặt 64 triệu đôi – một con số đáng mơ ước.
Năm 1941 – 1945, vải nylon đã trở nên phổ biến trong khuôn khổ quân đội Mỹ. Họ sử dụng chất liệu này để chế tạo thành vải quân dụng chống nước, chống đạn, lót lốp ô tô, dù, dây thừng… để phục vụ quân đội. Theo ước tính vào năm 1945, sản lượng nylon trên toàn thế giới là 25.000 tấn. Và đến năm 2006 là 3,9 triệu tấn.
Quá trình sản xuất vải nylon
Nylon được tạo ra khi các monome thích hợp được kết hợp để tạo thành một chuỗi dài thông qua phản ứng polyme hóa ngưng tụ. Các monome cho nylon 6-6 là axit adipic và hexamethylene diamin. Hai phân tử được kết hợp để tạo ra polymer và nước (H2O) được tạo ra như một sản phẩm phụ.
Nước được lấy ra khỏi quá trình sản xuất vì sự hiện diện liên tục của nó ảnh hưởng đến quá trình tạo ra polymer. Chuỗi polymer có thể được tạo thành từ hơn 20.000 đơn vị monomer, kết nối với nhau thông qua một nhóm amit, trong đó có chứa một nguyên tử nitơ. Các phân tử nylon rất linh hoạt chỉ với các lực yếu, chẳng hạn như liên kết hydro, giữa các chuỗi polymer, có xu hướng bị rối một cách ngẫu nhiên. Polyme phải được làm ấm và rút ra để tạo thành các sợi mảnh sau đó dệt thành vải.
Từ sợi hoàn thành thu được như là một loại vải nylon, và một phụ gia cho các vật liệu dệt khác. Dạng vải vuông góc sợi xen kẽ. Tùy thuộc vào kiểu dệt, các đặc tính của vải có thể thay đổi đôi chút.
Hình ảnh vải nylon sau khi sản xuất xong
Ưu điểm của vải nylon
Đầu tiên phải nhắc đến độ bền và chắc chắn của vải nylon. Chúng có khả năng chống trầy xước, bền nhiệt và chống mài mòn tuyệt vời.
Tiếp theo, ưu điểm lớn của vải nylon là có trọng lượng nhẹ. Chúng không giữ ấm nhưng có thể ngăn gió và khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Nên rất phù hợp với lớp áo khoác ngoài cùng.
Độ đàn hồi cao cũng là điểm nổi bật của loại vải này. Khả năng phục hồi của vải nylon rất cao nên vải không nhăn, có thể kéo dài đến giới hạn của chúng mà không hề làm mất đi hình dạng.
Khả năng chấp nhận thuốc nhuộm axit giúp nó có thể đạt được màu sáng hơn so với các loại vải tổng hợp khác. Do đó, vải nylon cực kỳ đa dạng về màu sắc. Hơn thế nữa là bền màu và khó phai. Chính vì vậy, từ khi mới xuất hiện nó đã được quảng cáo là một loại vải không cần là ủi, giặt giũ thoải mái kể cả với máy giặt. Vải nylon đã tạo được một cơn sốt thực sự, một cuộc cách mạng lớn với ngành công nghiệp thời trang năm 1940.
Hút ẩm kém nhưng nhanh khô, chịu đựng được nước, lại không phân hủy bởi nước biển. Chất liệu vô cùng thích hợp để sản xuất đồ bơi.
Ngoài ra, vải nylon có khả năng chống nắng tốt khiến nó trở thành lựa chọn tuyệt vời cho trang phục năng động.
Cuối cùng, loại vải này rất bền vi khuẩn, chống nấm mốc có thể bảo quản được trong thời gian dài.
Vải Nylon có những ưu thế mà nhiều vải không có
Nhược điểm của vải nylon
Vải nylon cũng gặp phải vấn đề tương tự như các chất liệu nhân tạo khác:
Khả năng thấm hút thấp, không hấp thụ độ ẩm – đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của vải. Do đó, bạn nên tránh diện bộ đồ tập làm từ nylon và chạy bộ dưới ánh nắng mặt trời chói chang.
Kém bền với nhiệt độ cao, bắt đầu yếu ở 180oC – 200oC và tan ở khoảng 215oC – 260oC.
Bề mặt vải nylon có độ bóng và bắt sáng. Có một số loại nylon nhìn bằng mắt thường bạn không thể phân biệt được với lụa hay satin nhưng khi tiếp xúc bằng tay thì vải nylon không được mềm mượt và mang tính chất sang trọng như chúng.
Mặc dù là chất không nhăn nhưng nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài nó sẽ xuất hiện một số nếp nhăn ở những vị trí cử động nhiều như khuỷu tay, đầu gối.
Vải nylon không có khả năng phân hủy sinh học chính điều này đã gây hại nghiêm trọng cho môi trường sống xung quanh ta, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Bên cạnh đó quá trình sản xuất vải nylon sẽ tạo ra các oxit ni tơ – đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Phân loại vải nylon
Chất liệu vải nylon được sản xuất hoàn toàn theo các phương trình hóa học. Điều này giúp nhà sản xuất có thể dễ dàng gia giảm thêm các nguyên liệu và loại sợi khác nhằm hạ giá thành, nâng cao tính năng sản phẩm.
Vải Nylon 6-6
Đây là loại vải nylon tổng hợp 100% đầu tiên. Nó được làm từ hexamethylene diamine và một số loại axit dicarboxylic. Chất rắn sau đó sẽ được nấu chảy để tạo sợi hoặc kết tinh lại cho mục đích tinh chế.
Vải Nylon 6
Loại sợi này đôi khi được sử dụng để sản xuất vải, nhưng chúng ít được phổ biến hơn loai nylon 6-6.
Vải Nylon 46
Nylon 46 hay còn gọi là Stanyl được sản xuất bởi tập đoàn DSM. Tuy không được sử dụng rộng rãi nhưng chúng vẫn gây ấn tượng với người tiêu dùng bằng khả năng chống chọi tốt với môi trường khách nghiệp. Chúng thường được dùng trong các động cơ như phanh, hệ thống làm mát không khí.
Vải Nylon 510
Chất liệu này được phát triển bởi công ty Du Pont với dự định thay thế cho chất liệu nylon 6-6. Tuy nhiên, chi phí đắt đỏ của chúng khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng loạt và hiện nay được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm công nghiệp và khoa học.
Ngoài ra, sợi nylon được trộn thêm với các sợi nhân tạo hoặc sợi tự nhiên như lụa, polyester, gấm, cotton... khác để đáp ứng yêu cầu của sản phẩm.
Vải Nylon có nhiều phân loại khác nhau phụ thuộc vào phương trình hóa học trong sản xuất
Cách phân biệt vải nylon
Hiện nay để có một sản phẩm 100% vải nylon rất khó. Các nhà sản xuất thường pha thêm với các loại sợi tự nhiên như cotton, len hay với các sợi nhân tạo như polyester, spandex để giảm bớt giá thành và các chất liệu có thể khắc phục được các nhược điểm của nha. Tuy nhiên, để có thể nhận diện các loại vải có thành phần nylon chiếm ưu thế ta có thể dựa vào các đặc điểm:
Chất liệu mịn, bề mặt bóng, bắt sáng.
hi tác động như gập, vò, xoắn thì vải nylon ít nhăn và nhanh chóng trở lại trạng thái phẳng như ban đầu.
Có thể đổ một vài giọt nước lên bề mặt vải vì nylon không thấm nước hoặc thấm rất ít và rất chậm.
Khi mặc vào ngày nắng nóng, người mặc sản phẩm nylon dễ bị bí hơi, nóng và bết dính bề mặt da.
Cách để nhận biết chính xác nhất là đốt 1 mảnh vải Nylon nhỏ. Vải Nylon ít bắt lửa nhưng nóng chay, có mùi khét của nhựa, khói đen, không có tro, khi nguội thì vón cục lại.
Ứng dụng vải nylon
Các ứng dụng của vải Nylon vào cuộc sống là vô cùng phong phú với các ứng dụng cụ thể như sau:
Ứng dụng vải Nylon vào cuộc sống
Thực sự đây là một chất liệu được ứng dụng trong cuộc sống hằng nhật vô cùng thông dụng bởi nó đáp ứng được rất nhiều nhu cầu sử dụng mà giá thành lại phải chăng. Từ sự xuất hiện thương mại đầu tiên trong hình dạng chiếc vớ và được phổ thông đến tận ngày nay đến vô vàn các sản phẩm quen thuộc khác được ử dụng trong gia đình như đồ lót, găng tay, áo khoác nhẹ, áo gió… Thậm chí là tạp dề, đồ bảo hộ hay rèm cửa, khăn trải bàn, …
Vì khả năng hút ẩm thấp không như vải cotton, đũi hay kate… nên vải nylon không thích hợp để sản xuất quần áo hoạt động phổ thông và không thích hợp cho quần áo mùa hè oi nóng. Bên cạnh đó, một số vải nylon giả lụa thường dùng may áo dài, áo bà ba, quần áo cho nữ giới tại thị trường Việt Nam nói riêng.
Với sự kết hợp với các chất liệu khác cũng khả năng không thấm nước nhưng lại khô nhanh, vải nylon là lựa chọn hàng đầu cho đồ bơi và đồ lặn.
Ứng dụng vải Nylon vào cuộc sống
Ứng dụng vải Nylon vào trang phục thể thao
Vải nylon dẻo dai và khả năng chống mài mòn cao cho phép nó thích hợp với số nhiều các môn thể thao. Những thương hiệu thời trang thể thao lớn thường xuyên sử dụng chất liệu nylon cho sản phẩm của mình như là: Adidas, Nike. Bạn có thể tham khảo một số bộ sựu tập nổi bận với chất liệu nylon như là Milly S/S 2015 at NYFW hay Ohne Titel at New York Fashion Week Spring 2015.
Ứng dụng vải Nylon vào trang phục thể thao
Ứng dụng vải Nylon vào trang phục đường trường
Mỗi vật liệu sẽ phát huy được ưu điểm của mình khi được vận dụng đúng chỗ. Thay vì không phù hợp để làm quần áo hằng ngày vì không thấm hút ẩm nhưng chính đặc điểm đó mà vải nylon được ứng dụng làm balo, lớp ngoài cùng của quần áo khoác gió, quần áo khoác mặc đường dài, giày leo núi… những sản phẩm yêu cầu tính chất cản gió và tính chống nước cao để đối mặt với sự khắc nghiệt của môi trường.
Ứng dụng vải Nylon vào trang phục đường trường
Một số ứng dụng khác của vải Nylon
Trong thời chiến ở Mỹ, người ta sử dụng vải nylon để là lều, áo giáp, dây cáp và tấm dù.
Sử dụng trong công nghiệp, sợi nylon được chế tạo thành thước phim, ống lót, bao, lót, dây đàn ghita và áo mưa.
Tại Việt Nam, ngoài việc ứng dụng nylon để sản xuất vải vóc quần áo thì còn được dùng để làm thảm lót sàn, sợi bàn chải đánh răng, lưới đánh cá, sợi vợt cầu lông, …
Giá cả thị trường của vải nylon
Giá cả của vải nylon thường tương đối rẻ so với các mặt hàng khác trên thị trường.
Với hàng chất lượng bình thường bạn có thể mua từ 10.000 – 15.000đ/1m hoặc từ 40.000 – 50.000đ/1kg trong các chợ vải.
Những mặt hàng có chất lượng cao hơn hay được pha thêm các sợi tự nhiên thì giá cả sẽ thay đổi tương ứng. Nhưng nhìn chung, giá thành không đắt đỏ.
Vải Nylon có giá thành tương đối rẻ so với các vải khác
Mở rộng về vải nylon
Có ý kiến cho rằng, nylon là tên gọi kết hợp giữa hai thành phố NewYork (Ny) và London (lon). Một nơi vải nylon được phát minh và một nơi là vải nylon được phát triển.
Nylon đã phát minh thành công đến nỗi mà con người liên tục cải tiến thêm các phiên bản và sửa đổi nhiều loại khác nhau. Một phiên bản tốt hơn được gọi là polycaprolactam, được tổng hợp vào năm 1938 bởi Paul Shlak, một nhà hóa học từ Đức. Vật liệu này có gần như tất cả các khả năng của nylon, nhưng được làm từ phenol. Kết qua cho ra đời một loại vải được gọi là "perlon" - nó tương tự như tơ tằm.
Vào giữa thế kỷ XX, perlon xuất hiện ở Nga và bắt đầu được gọi là "kapron". Hiện nay, người ta tin rằng silon Ba Lan, amylan Nhật Bản, perlon và kapron là tất cả các tên khác nhau cho cùng một nylon. Chỉ một nhóm các nguyên tử trong chế phẩm khác với nylon Kevlar là có độ bền cao và có thể ngăn được đạn.
Trên đây chính là những thông tin hữu ích nhất về chất liệu vải nylon được ứng dụng phổ biến trong đời sống thường ngày hiện nay
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây: