-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay
Bài viết liên quan
- Top các kiểu mẫu quần công sở nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng
- Top các kiểu mẫu quần tây nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng năm nay
- Top các kiểu mẫu áo sơ mi nữ đẹp được chị em ưa chuộng nhất
- Top những kiểu mẫu đầm đẹp và sang trọng được chị em ưa chuộng nhất
- Top kiểu mẫu váy đẹp, sang trọng và không bao giờ lỗi mốt cho chị em
- Top những thương hiệu cà vạt đáng mua nhất thế giới hiện nay
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay là vải nào? Các chất liệu vải cao cấp là gì? Chúng có những ưu điểm, nhược điểm, phân loại và cách nhận biết cụ thể như thế nào?
Các chất liệu vải cao cấp thường sẽ là các loại được làm từ sợi tự nhiên như sợi bông, sợi lanh, sợi cây tre … tương ứng với những sợi này sẽ có Vải Cotton, Vải Lanh, Vải Bamboo … hay còn có vải làm từ sợi tơ tằm như Lụa, Gấm. Vậy đặc điểm và những ưu điểm nổi bật của những chất liệu vải cao cấp là gì? Hãy để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 1: Vải cotton
Vải cotton là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên cây bông và có thể kết hợp với các chất hóa học tạo thành. Tùy tỷ lệ pha trộn theo % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất sẽ định ra từng loại vải. Vải cotton rất mềm mịn lại có độ co giãn tốt, đặc biệt là an toàn với làn da người sử dụng.
Ưu điểm của vải cotton
Vải có khả năng hút ẩm rất tốt nên giảm nhiệt hiệu quả, thấm hút mồ hôi cao.
Vải cũng không gây kích ứng cho da và đem đến cảm giác thoải mái cho người dùng.
Bề mặt vải mịn, bắt mắt.
Nhược điểm của vải Cotton
Dễ bám bẩn, dễ nhăn, dễ bị co rút và chảy xệ
Giá thành cao so với các loại vải khác trên thị trường
Các loại vải cotton
Về cơ bản được chia làm 5 loại sau:
- Cotton trơn
- Cotton thun 2 chiều
- Cotton thun 4 chiều
- Cotton thun
- Cotton spandex
Cách nhận biết vải Cotton
Theo giác quan: nếu là vải cotton sẽ rất dễ gấp nếp, bị nhăn sau khi vò, khi sờ vào không có cảm giác lạnh như những vải pha khác.
Thử theo nhiệt học: khi đốt vải sẽ có lửa màu hồng, khói có màu xám, khi cháy xong không bị vón cục.
Theo độ thấm nước: vải thấm rất nhanh và đều.
Vải Cotton - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 2: Vải Kaki
Vải Kaki được dệt từ các sợi tự nhiên hoặc từ các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau. Vải có độ cứng và dày hơn nên thường được may đồng phục công sở, quán cafe hoặc may quần ống đứng, sơ mi dành cho nam.
Ưu điểm vải Kaki
Vải nhẹ, có độ bền cao
Vải dày, dễ giặt, ít bị nhăn
Phân loại cá c loạ i vải kaki
Vải kaki không thun, không co giãn
Vải thun kaki có độ co giãn tốt vì được pha thêm sợi Spandex nên mặc thoải mái hơn.
Cách nhận biết vải kaki
Giữa vải kaki thun và không thun: loại vải vừa có độ mềm và mỏng cao thì kaki thun, dày và cứng thì chính là vải kaki không thun.
Giữ vải kaki Polyester và kaki cotton: khi đốt vải kaki cotton thì vải sẽ có ngọn lửa vàng, và tro sẽ tàn hết không bị vón cục. Ngược lại, nếu kaki PE thì đốt sẽ có mùi thơm và bị vón cục.
Vải kaki- Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 3: Vải Jeans
Hay còn được gọi là vải bò, vải được dệt từ vải cotton Duck hầu hết chỉ có màu xanh đặc trưng. Đặc điểm vải có độ bền khá cao và được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc bởi vải thích hợp cho mọi giới tính, mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp.
Ưu điểm của vải jeans
Vải có độ bền cao.
Tính thẩm mỹ theo phong cách hiện đại và tạo nên sự thoải mái.
Vải được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi
Nhược điểm của vải jeans
Độ co giãn của vải không cao và dày nên giặt lâu khô
Màu sắc không đa dạng
Vải jeans- Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 4: Vải Kate
Vải kate là loại vải được pha trộn giữa Cotton và Polyester dùng nhiều để làm quần áo, chăn ga gối đệm …
Ưu điểm của vải Kate
Thoáng mát, mềm mại dễ chịu khi dùng
Được ưa chuộng vì mang lại tính thời trang, thấm mồ hôi, ít phai màu qua thời gian dài sử dụng
Khi sử dụng vải Kate không bị nhăn, mặt vải khá mềm và mịn.
Vải cũng giặt ủi dễ dàng và không gây dị ứng với cơ thể.
Phân loại vải Kate
Vải Kate có nhiều loại vải khác nhau hiện nay, cụ thể:
- Vải kate Silk
- Vải kate Mỹ
- Vải kate Polin
- Vải kate Ford
- Vải kate sọc
- Vải kate Hàn Quốc
Cách nhận biết vải Kate
Vải không bị nhăn mà rất mịn, mát khi sờ hay vò vải
Khi đốt, vải kate sẽ có mùi tương tự như mùi nhựa, tro một phần nhỏ tan thành mịn, một phần còn lại bị vón cục
Vải Kate - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 5: Vải thô
Vải thô được dệt từ các loại sợi tự nhiên, khi dệt vải trơn phẳng và mộc mạc. Hiện là một trong những nhóm vải có nhu cầu sử dụng cao trên thị trường.
Ưu điểm của vải thô
Vải có khả năng thấm hút tốt
Vải rất xốp, nhẹ, thoáng khí
Vải cũng có tính năng chống được tia UV
Vải thô dễ tỏa nhiệt, không bị bám dính thoáng mát và không bị tích điện
Bề mặt khá phẳng mịn, mềm và mát tay khi sờ
Vải có khả năng nhuộm và in màu tốt
Nhược điểm của vải thô
Vải nhìn thô sơ, mộc mạc và không sang trọng như một số loại vải khác.
Dễ bị gấp nếp và nhăn
Vải thô - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 6: Vải lanh
Vải lanh được làm từ vở, xơ hoặc sợi của cây lanh, có đặc tính mềm, nhẹ, bền và thấm hút mồ hôi tốt.
Ưu điểm của vải lanh
Vải có độ bóng tự nhiên cao
Vải có độ bền rất cao
Khả năng chịu co giãn, mài mòn của vải thấp
Trọng lượng vải mềm mại, sợi vải nhẹ nên dễ may đồ
Đáp ứng được nhiều nhu cầu hiện nay từ may quần áo, làm khăn lót, chùi chén dĩa, khăn trải bàn, trải giường …
Nhược điểm của vải lanh
Dễ nhăn, dễ có nếp gấp gây mất thẩm mỹ và có độ đàn hồi kém
Vải lanh - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 7: Vải lụa
Vải lụa được dệt từ các sợi tơ tằm, khi mặc tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. vải được làm nên nhờ trải qua quy trình nuôi tằm và lấy kén tằm.
Ưu điểm của vải lụa
Vải rất mềm, mượt, thấm hút mồ hôi tốt
Mặt cắt ngang của sợi vải lụa có hình tam giác hoặc hình tròn, khi có ánh sáng chiếu vào vào vải có độ óng ả.
Mang đến cảm giác thoải mái vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông
Phù hợp để may trang phục như: váy cưới, áo sơ mi, pajama, váy đầm, áo choàng …
Nhược điểm của vải lụa
Vải lụa mỏng và nhẹ nên khó bảo quản trong quá trình sử dụng
Là chất liệu tự nhiên nên để những nơi thoáng mát và phải tránh xa côn trùng
Phân loại vải Lụa
Vải lụa cũng là một trong những loại vải có sự phong phú và đa dạng, bao gồm:
- Vải Lụa tơ tằm
- Vải Lụa satin
- Vải Lụa cotton
- Vải lụa Twill
- Vải lụa 2 da
- Vải lụa gấm
- Vải lụa Damask Silk
- Vải lụa đũi
Vải Lụa - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 8: Vải Canvas (Vải Bố)
Vải canvas được chủ yếu từ sợi cây Gai Dầu, bên cạnh kết hợp thêm một số sợi khác như sợi bông hoặc sợi tổng hợp.
Ưu điểm của vải Canvas
Khả năng chống thấm nước tốt
Khó bị bay màu khi gặp thời tiết mưa gió thất thường
Độ bền của vải cao
Phân loại vải Canvas
Hiện nay, Vải canvas gồm những loại như: vải Canvas Cotton, Hemp Canvas, Canvas Lanh, Canvas tổng hợp, Duck Canvas, Plain Canvas.
Vải Canvas - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 9: Vải BamBoo
Vải có nguồn gốc từ xơ của cây tre, được hình thành dựa vào quá trình phân tách Xenlulose có trong cây tre để tạo nên và sử dụng thêm một số chất phụ gia nhằm giúp sợi Bamboo được bền đẹp hơn.
Ưu điểm của vải BamBoo
Có khả năng thấm hút rất cao
Giúp bảo vệ môi trường
Có khả năng kháng khuẩn, khử mùi tốt
Vải chống lại được các tia UV
Độ bền của vải cao
Nhược điểm của vải Bamboo
Có thể bị co lại sau mỗi lần giặt
Sau khi giặt xong thì vải khá lâu khô
Vải BamBoo - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Top các loại vải cao cấp được ưa chuộng số 10: Vải Polyester (PE)
Vải có nguồn gốc hoàn toàn từ sợi tổng hợp, có nguồn gốc từ khoáng sản như: than đá, dầu mỏ. Từ nguồn nguyên liệu, để có thể tạo được sợi PE cần phải trải qua nhiều công đoạn từ khai thác, xử lý, tổng hợp, rồi kéo sợi …cuối là dệt và nhuộm vải.
Ưu điểm của vải PE
Vải PE có độ bền cao
Vải cũng không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc
Vải cũng có khả năng chịu nhiệt tốt
Trong quá trình sử dụng không bị nhiệt
Nhược điểm của vải PE
Khả năng thấm hút của vải kém
Chỉ phù hợp sử dụng vào mùa đông để giữ ấm
Vải Polyester (PE) - Top các loại vải cao cấp được ưa chuông nhất
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn chọn được cho mình loại vải phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công!