Min Store blog tin tức về thời trang và làm đẹp

Vải jean là gì? Phân loại, Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải jean

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngay từ khi xuất hiện, vải jean lập tức đã tạo nên một cơn “địa chấn” trong ngành thời trang thế giới. Nhiều năm qua đi, hàng ngàn xu hướng và chất liệu vải mới được ra đời. Thế nhưng, vải jean vẫn có sức hút cực kỳ mãnh liệt với tất cả tín đồ làm đẹp trên thế giới, không phân biệt giới tính, tuổi tác, công việc… Nếu muốn biết thêm những kiến thức cơ bản về vải jean, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Minstore nhé.

Vải jean là gì?

Vải jean là loại vải được dệt từ 2 sợi xanh chàm, bao gồm: 1 sợi có chất liệu là Cotton Duck và sợi còn lại là vải bông thô. Với sự kết hợp như vậy, loại vải này mang lại vẻ năng động, trẻ trung và thoải mái cho người mặc. Từ khi xuất hiện cho đến nay, chưa lúc nào sản phẩm từ chất liệu jean hết “hot”, và là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của các nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới.

Các trang phục và vật dụng từ vải jean luôn là mục tiêu săn đuổi của mọi tín đồ thời trang.

Quy trình sản xuất vải Jean

Bước 1: Cán bông

Những quả bông sau khi được thu hoạch sẽ được đóng thành từng kiện to. Mỗi kiện này sẽ được chuyển đến nhà máy và tách thành các búi nhỏ. Các búi nhỏ này sẽ được làm sạch, gỡ rối và đưa vào các máy kéo sợi để xoắn thành các sợi bông. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà những sợi bông này sẽ được nhuộm màu hoặc giữ màu trắng nguyên bản.

Bước 2: Xử lý sợi bông thành vải Jean

Đến công đoạn này, sợi bông sẽ được nhuộm lên một lớp keo mỏng để tăng độ bền cho sản phẩm. Sau đó, những sợi bông này sẽ được mang đi dệt thành những tấm vải lớn.

Bước 3: Hoàn thiện

Sau khi dệt thành những tấm vải, người ta sẽ chuyển qua công đoạn loại bỏ chỉ thừa hay xơ vải để đảm bảo vải không bị co, xoắn. Lúc này, vải Jean được hoàn thiện. Tùy vào từng mục đích của các doanh nghiệp, vải Jean sẽ được đem tiêu thụ trên thị trường hoặc mang đi thiết kế thành những sản phẩm khác nhau.

Nguồn gốc và quá trình phát triển của vải jean

Vào thế kỉ 19, khi các công nhân mỏ vàng tại California đang phải trải qua nỗi trăn trở khi quần của họ liên tục rách trong quá trình làm việc. Năm 1873, dưới đôi bàn tay tài hoa của Levi Strauss, những chiếc quần jean đầu tiên làm từ vải jean với 100% cotton đã được ra đời. Với đặc tính ít bị sờn rách và lâu mòn, vải jean đã được các công nhân mỏ vàng rất ưa thích.

Quần jean nhận được sự yêu thích của những công nhân mỏ vàng

Tới những năm 50 của thế kỷ XX, vải jean nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới mộ điệu, tiến sâu vào ngành thời trang. Những sản phẩm từ loại vải này, đặc biệt là quần jean đã trở thành biểu tượng về phong cách thời thượng lúc bây giờ.

Quần vải jean vào những năm 50 thế kỷ XX

Tới thế kỷ XXI, vải jean thực sự cùng nổ, được yêu thích để may trang phục ở mọi lứa tuổi. Ngoài màu xanh truyền thống, các nhà sản xuất đã nhuộm thêm nhiều màu vải để đáp ứng thị yếu của tất cả người tiêu dùng. Kiểu dáng và các mẫu thiết kế sử dụng vải jean cũng phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều.

Sản phẩm từ vải jean đang dẫn đầu xu hướng thời trang thế giới

Những sản phẩm từ vải jean luôn nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dùng như: quần jean, áo khoác, áo sơ mi, chân váy, quần sooc, giày, mũ, túi… Vậy nên, trong tương lai gần, vải jean chắc chắn vẫn sẽ là chất liệu vải đi đầu ngành thời trang.

Các loại vải jean phổ biến nhất hiện nay

Vải Jean cotton

Đây là loại vải được tạo nên từ sự kết hợp của vải jean và vải cotton. Vải jean cotton co giãn khá kém, dễ bị nhăn và form quần lớn.

Vải Jean cotton

Vải Skinny jean

Vải skinny jean co giãn tốt, ống quần thiết kế nhỏ, ôm sát chân, tôn lên vóc dáng của người mặc. Chất liệu vải này thường được ứng dụng để may các dáng quần có form thẳng đứng, mang lại vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu, nhưng vẫn đảm bảo thoải mái khi hoạt động. Giá thành của loại vải này khá cao bởi những ưu điểm vượt trội của nó.

 

Vải Skinny jean

Vải Jean cotton pha Polyester

Bên cạnh hai thành phần là jean và cotton, loại vải này có pha thêm Polyester. Điều này khắc phục được hạn chế tình trạng nhăn của vải jean cotton, nhưng khi mặc cảm thấy khá thô và nóng. Vậy nên, giá thành của loại vải này không cao.

Vải Jean cotton pha Polyester

Vải Jean tái chế

Thành phần của loại vải này là những chất liệu vải tái chế, thường được pha thêm 35% hoặc 65% sợi tổng hợp. Vậy nên, người mặc sẽ cảm thấy khá khó chịu, khô nóng và thô ráp khi mặc sản phẩm từ loại vải này. Chính vì vậy, giá thành của vải jean tái chế thấp nhất trong 4 loại vải.

Vải Jean tái chế

Ưu điểm của vải jean

Độ bền cao: Không giống như các loại vải thông thường khác, vải jean không dễ dàng bị hỏng, xô chỉ hay sờn rách. Một sản phẩm từ vải jean có tuổi thọ lên tới vài năm nếu các bạn sử dụng và bảo quản đúng cách.

Tạo nên sự thoải mái: Với những loại vải jean pha ít sợi tổng hợp, thường mềm mịn, thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.

Tạo dựng phong cách, cá tính: Các sản phẩm từ vải jean như quần, áo, mũ, giày,… luôn mang tới sự cá tính, bụi bặm, khiến vẻ ngoài của người sử dụng thêm phần ấn tượng.

Nhược điểm của vải jean

Khả năng co giãn kém: Đây chính là hạn chế lớn nhất của hầu hết các loại vải jean. Vậy nên, quần áo từ vải jean hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động có cường độ vận động cao.

Dễ phai màu: Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy, quần jean sẽ bị phai màu sau khi sử dụng được một thời gian.

Lâu khô: Vải jean thường khá dày dặn nên không thể nhanh khô như các loại vải khác.

Phương pháp bảo quản vải jean

Trước khi sử dụng sản phẩm làm từ vải jean, ngay sau khi mua về, các bạn phải giặt qua để loại bỏ bụi bẩn và các chất hóa học vẫn còn tích tụ trên bề mặt vải.

Khi giặt, các bạn hãy lộn mặt trái của sản phẩm để hạn chế phai màu.

Không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh trong quá trình vệ sinh sản phẩm.

Sử dụng móc để phơi đồ.

Ứng dụng của vải jean vào đời sống.

Hiện nay vải denim được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang. Bên cạnh đó loại vải này còn được ứng dụng trong nhiều lình vực khác như phụ kiện, sản xuất ô tô. Trong đó:

Ở lĩnh vực may mặc: Vải denim được ứng dụng để may quần jeans, áo khoác, các loại áo sơ mi, quần sooc, quần áo bộ, giày thể thao, quần yếm, váy, đầm…. Trong sản xuất phụ kiện thì vải denim được dùng để tạo ra các loại thắt lưng, túi xách hoặc các loại túi, …

Ở lĩnh vực nội thất: Trong sản xuất các đồ nội thất thì vải denim được sử dụng để sản xuất các vật dụng như chụp đèn, bọc ghế sofa hay các loại ghế túi đậu, …

Ứng dụng khác: Hiện nay vải denim được sử dụng để trang trí nội thất các loại xe hơi. Bên cạnh đó chất liệu này còn được sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật.

Ứng dụng vải Jean vào nội thất ô tô

Một số câu hỏi thường gặp về vải Jean

1. Vải jean là gì?

=> Là loại vải được dệt từ hai thành phần sợi chính là sợi cotton Duck và sợi Cotton thô.

2. Quy trình sản xuất vải?

=> Cán bông – Xử lý sợi – Hoàn thiện

3. Các loại vải Jean?

=> Skinny Jean – Jean Cotton – Jean tái chế – Jean pha Poly

4. Ưu điểm của chất liệu Jean?

=> Độ bền cao, mặc cảm giác thoải mãi, dễ bảo và vệ sinh…

5. Nhược điểm chất liệu Jean?

=> Co giãn kém, lâu khô và dễ bị bay màu…

Trên đây là tất cả những thông tin về vải jean mà Minstore.vn đã sưu tầm được. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của các bạn.

 

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm