Top các loại vải được dùng phổ biến nhất trong ngành may mặc phần 2

Bài viết liên quan

Nối tiếp PHẦN 1 với 10 loại vải phổ biến, phần 2 được Minstore tiếp tục với 12 loại vải được dùng phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 11: Vải Canvas

Vải canvas là gì?

Là loại vải được làm chủ yếu từ sợi cây Gai Dầu, bên cạnh kết hợp thêm một số sợi khác như sợi bông hoặc là sợi tổng hợp. Ngoài cái tên vải Canvas nó còn được gọi với cái tên thân quen hơn đó chính là Vải Bố.

Quá trình hình thành phát triển vải Canvas

Canvas bắt đầu xuất hiện vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, thời đầu vải được làm hoàn toàn từ sợi cây gai dầu, loại cậy mọc rất nhiều ở Trung Quốc thời xa xưa. Đến thế kỷ thứ 8 thì bắt đầu được du nhập vào Châu Âu trong đó có Ý và Tây Ban Nha.

Vào khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến đầu 15 thì người dân ở Catalonia và Venice họ đã áp dụng phương pháp dệt sợi bông vào dệt sợi cây gai dầu với mục đích giúp cho vải có độ bền và đẹp hơn.

Quy trình sản xuất vải Canvas

Có 3 giai đoạn chủ yếu để dệt nên vải bố bao gồm: Kéo sợi – Dệt – Nhuộm

Bước 1: Quá trình kéo sợi: Sau khi đem cây gài dầu về xử lý bằng cách ép dập để có thể lấy được các sợi sơ, sau đó kéo các sợi sơ ra và phân loại thành từng sợi dài ngắn khác nhau. Các sợi dài sẽ được đem đi chải rồi cuộn tròn lại để đem đi dệt vải, tương tự với các sợi ngắn.

Bước 2: Dệt vải: Cũng tương tự nhưn những loại vải khác chúng cũng được dệt dựa trên quy luật căn bản là liên kết các sợi ngang và dọc lại với nhau. Loại vải này thì sợi ngang sẽ nhiều hơn sợi dọc.

Bước 3: Nhuộm vải

Sau công đoạn dệt thì vải được đem đi tẩy trắng sáng nhất có thể nhằm giúp cho việc lên màu vải sáng hơn và đẹp hơn. Thời gian nhuộm kéo dài từ 3 cho đến 7 ngày nhằm đạt kết quả tốt nhất. Cuối cùng của khâu nhuộm chính là Wash vải để vải bền màu và đẹp hơn.

Ứng dụng vải canvas

Những đặc điểm cốt lõi của Canvas

• Có khả năng chống thấm nước tốt.

• Vải khó bị bay màu khi gặp thời tiết mưa gió thất thường.

• Có độ bề cao.

Phân loại vải canvas

• Canvas Cotton: Là loại vải được làm từ sợi bông và sợi cây gai dầu.

• Vải Hemp Canvas: Được làm từ 100% sợi cây gai dầu.

• Canvas Lanh: Là vải có độ bền cao nhất trong các loại. Cũng như Canvas Cotton nó cũng được kết hợp từ 2 sợi tự nhiên là lanh và gai dầu.

• Canvas tổng hợp: Loại vải này có khả năng chống thấm nước rất cao.

• Duck Canvas: Vải có bề mặt mịn, sáng và không bị thô.

• Plain Canvas: Được dệt từ các sợi thô nên vải khá thô và vải khá nặng.

vải canvas

Hình ảnh vải canvas

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 12: Vải Lanh

Khái niệm vải Lanh là gì?

Là vải được làm từ phần vỏ, xơ hoặc là sợi của cây lanh. Loại cây này thường mọc ở khu vực có khí hậu tương đối lạnh và mát mẻ. Ở thời xa xưa vải chủ yếu được dệt theo phương pháp truyền thống là quay tơ, giờ đây với sự phát triển của khoa học công nghệ thì đã có nhiều loại máy móc đáp ứng được kiểu dệt dành cho vải này.

Quá trình hình thành và phát triển vải Lanh

Nếu bạn từng xem các bộ phim về xác ướp Ai Cập chắc chắn rằng bạn đã thấy những mảnh vải quấn quanh những xác ướp này. Loại vải được sử dụng ở đây chính là vải Lanh. Vậy chứng tỏ từ thời rất xa xưa đã biết cách để tạo ra loại vải này.

Theo sự nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì vải lanh có thể đã ra đời cách đây khoảng 36,000 năm. Đặc biệt sau khi phát hiện được một vài lăng mộ xưa thì vẫn thấy vải lanh được quấn xác ướp nhưng nó không hề bị hề hấn gì và rất bền dù đã trải qua quãng thời gian rất lâu như vậy.

Đến năm 1685 thì vải lanh bắt đầu xuất hiện ở các quần đảo của Anh, người đã đem vải Lanh đến đây chính là Louis Crommelin. Đến năm 1711 tổ chức đầu tiên về vải lanh đã được thành lập đó chính là hội đồng quản trị các nhà sản xuất vải lanh, tổ chức này được lập ra ở Ireland.

Quá trình sản xuất nên vải Lanh

Bước 1: Thu hoạch cây lanh, cắt tận gốc để có thể có được sợi lanh dài nhất.

Bước 2: Giầm cây lanh, sử dụng vi khuẩn có ích để tự phân hủy cây lanh sau đó tách các sợi lanh ra khỏi.

Bước 3: Sau khi các sợi dài được tách ra sẽ đem đi chải và xử lý rồi quấn thành từng cuộn.

Bước 4: Khi đã có đủ sợi lanh thì tiến hành dệt vải.

Bước 5: Nhuộm vải lanh sau khi nó đã được tẩy trắng để đảm báo chất lượng màu vải.

Quá trình dệt sợi vải lanh

Đặc điểm chính của vải làm từ cây lanh

• Vải có độ bóng tự nhiên cao.

• Có độ bền rất cao.

• Khả năng chịu co giãn, mài mòn thấp.

• Dễ bị hư hỏng bởi nấm mốc, mồ hôi hoặc chất tẩy.

Vải Lanh

Hình ảnh vải Lanh

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 13: Vải Viscose

Vải Viscose là vải gì?

Vải được làm từ chất sơ của các sợi Xenlulose ở trong các loại cây như đậy nành, tre hoặc là cây mía. Ngoài ra vải còn được gọi với cái tên khác là vải Rayon. Vải tương đối mềm mịn mặc vào thoáng mát và có độ đàn hồi cao.

Để có thể tạo ra vải Viscose cũng áp dung phương pháp dệt tương tự như những loại vải khác. Chủ yếu khác ở đây chính là quy trình tạo ra sơ. Các sợi xơ chủ yếu được lấy dựa trên quy luật phân hủy và bóc tách để có thể chắt lọc và lấy được sơ.

Lịch sử phát triển của vải Viscose

Năm 1800, tại một số nước Châu Âu vật liệu tơ tằm trở nên rất đắt đỏ và làm cho các doanh nghiệp dệt may trở nên khó khăn. Để tìm ra hướng đi mới thì các doanh nghiệp ở dây đã tạo ra một loại vải mới có tính chất khá tương đồng với sợi tơ tằm nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

Trải qua rất nhiều thì nghiệm cuối cùng Hilaire de Chardonnet đã tao ra được vải Visco. Ngày nay vải được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực may mặc như: Làm quần áo thun, váy dầm cho phụ nữ…

Ưu điểm vải Viscose:

• Có khả năng thấm hút cao.

• Vải mềm và không tích điện.

• Vải có khả năng tự kháng khuẩn tốt.

• Dễ nhuộm màu.

• Giá thành thấp.

Nhược điểm vải Viscose:

• Vải dễ bị cháy.

• Gây ảnh hưởng đến môi trường nếu như không được khai thác hợp lý.

Vải Viscose

Hình ảnh vải Viscose

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 14: Vải Spandex

Khái niệm vải Spandex

Là một loại sợi tổng hợp được tạo thành từ Polyme nhờ vào quá trình kéo khô. Vải có độ đàn hồi cao và khả năng kéo dãn rất tốt. Thường được kết hợp với sợi Cotton để tạo nên vải thun có độ có giãn lớn.

Lịch sử phát triển vải Spandex

Vải ra đời vào khoảng thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, do nhu cầu sử dụng để làm các thiết bị chiến tranh nên nó đã bắt đầu được nghiên cứu và sử dụng. Sự xuất hiện của vải Spandex cũng nhờ vào việc giá cao su thời đó quá cao làm cho chi phi sản xuất tăng lên.

Đến khoảng năm 1950 thì vải bắt đầu được sử dụng dụng rộng rãi hơn và phổ biến hơn cho người dân. Hiên nay thì vải cũng đang được sử dụng rất nhiều để làm áo thun đồng phục, đồ thể thao, quần lót…

Phân loại vải Spandex

• Cooton Spandex: Vải này có độ co giãn tốt, thấm hút cao, đồ mềm mại lớn và trọng lượng lại rất nhẹ.

• Len Spandex: Vẫn mang đặc tính co giãn cao của Spandex kết hợp thêm với độ bề của Len đây là loại vải cũng khá được ưa chuộng.

• Poly Spandex: Là sự kết hợp giữa sợi PE và Spandex. Áo có đặc tính co giãn, ít bị thấm nước và tính thẩm mỹ cao.

Đặc điểm của vải Spandex

• Độ đàn hồi cao.

• Mềm và nhẹ đặc biệt dẻo và dai.

• Ít gây dị ứng cho da.

• Có khả năng chống tĩnh điện.

• Khả năng thấm hút kém.

• Vải bị ố vàng khi sử dụng lâu ngày.

• Vải dễ bị chảy xệ khi ở nhiệt độ cao.

• Vải dễ bị ăn mòn bởi chất hóa học đặ biệt chất tẩy.

Vải Spandex

Hình ảnh vải Spandex

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 15: Vải Modal

Khái niệm vải Modal

Cây sồi chính là nguyên liệu chính để tạo ra vải Modal nhờ quá trình kết tinh Xenlulose. Là chất làm cho các mô của thực vật có độ bên và tính đàn hồi cao hơn.

Mặc dù được làm từ sợi Modal nhưng thực chất thì nó cũng đã được sử dụng thêm các chất hóa học để tăng đồ bền và đẹp của vải. Vải thường sử dụng để làm quần áo, chăn ga gối đệm….

Quy trình sản xuất vải Modal

Bước 1: Khai thác và xử lý gỗ sồi.

Bước 2: Sử dụng nhiệt năng để tạo ra chất bùn dẻo trước khi tiến hành kéo sợi. Bùn này đã được loại bỏ toàn bộ tạp chất.

Bước 4: Kéo sợi bằng cách đưa bùn vào các máy có khuôn lỗ tùy vào loại sợi muốn sản xuất để sử dụng khuôn cho phù hợp.

Bước 5: Tẩy trắng sợi trước khi đem đi dệt

Bước 6: Dệt vải

Đặc điểm của Modal

• Không bị co rút hoặc biến dạng khi sử dụng.

• Khả năng thoáng khí và hút ẩm tốt.

• Có đồ bền cao.

• Đảm bảo sức khỏe an toàn cho người sử dụng.

• Thân thiện với môi trường.

• Ít bị bay màu.

• Sản lượng sản xuất thấp.

• Giá thành cao.

Vải Modal

Hình ảnh vải Modal

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 16: Vải Tencel

Khái niểm vải Tencel

Cũng khá giống với vải Viscose nó cũng được làm phần lớn từ các loại cây như tre, nứa, cọ hoặc là bạch đàn. Vì được làm từ sợi tự nhiên nên vải Tencel cũng có tương tự các tính chất giống như Cotton, lanh hoặc là Canvas…. rất đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lịch sử phát triển của Tencel

Đầu những năm 1980, công ty CF (Courtaulds Fibers) tại Anh đã cho nghiên cứu và phát triển loại vải này. Tới năm 1990 thì vải bắt đầu được sử dụng rộng rãi và được thương mại hóa ra thị trường. Hiện nay vải được sử dụng nhiều để may đồ đồng phục, chăn ga gối đệm…

Quy trình sản xuất vải Tencel

Để sản xuất ra tencel cần trải qua 4 bước chính bao gồm:

Bước 1: Hoa tan dung môi hữu cơ với vụn gỗ.

Bước 2: Vụn gỗ được hóa chất lỏng dạng dẻo thì tiến hành đưa vào máy kéo sợi.

Bước 3: Xử lý các sợi để loại bỏ các tạp chất. Sau đó đem đi sấy khô và đóng thành cuộn.

Bước 4: Dệt vải và nhuộm vải.

Ưu điểm vải Tencel:

• Có khả năng thấm hút tốt.

• Độ bền cao.

• An toàn cho sức khỏe.

• Thân thiện môi trường.

• Màu sắc đa dạng.

Nhược điểm vải Tencel:

• Giá thành tương đối cao.

• Đễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

Vải Tencel

Hình ảnh vải Tencel

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 17: Vải Polyester (PE)

Khái niệm vải PE

Vải Polyester (PE) là loại vải có nguồn gốc hoàn toàn từ sợi tổng hợp, có nguồn gốc thừ khoáng sản như than đá, dầu mỏ. Để có thể tạo ra được sợi PE người ta cần phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khai thác, xử lý, tổng hợp, rồi kéo sợi… khâu cuối cúng mới đến dệt vải và nhuộm vải

Quy trình sản xuất vải Polyester (PE)

Bước 1: Khai thác dầu mỏ, than đá… sau đó tách lấy phần dư thừa hoặc là có chất lượng kém sau quá trình sản xuất xăng dầu.

Bước 2: Xơ chế nguyên liệu rồi áp dụng phương pháp nhiệt luyện để tạo ra dạng lỏng.

Bước 3: Chưng cất chất lỏng để tạo ra hợp chất có dạng keo dẻo.

Bước 4: Áp dụng phản ứng trùng hợp tách sợi PE

Bước 5: Đem sợi PE làm khô sau đó tạo thành từng dải.

Bước 6: Đun nóng dải PE đã được làm khô ở trên để tách hết các tạp chất còn sót lại, đến khi đạt đủ độ sệt thì ngưng lại đem đi khun thêm chất liên kết.

Bước 7: Đưa vào máy để kéo sợi theo từng kích thước khác nhau.

Bước 8: Lấy sợi đi dệt thành vải PE

Ưu điểm vải Polyester (PE):

• Độ bền cao.

• Không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc.

• Khả năng chịu nhiệt tốt.

• Không bị nhăn khi sử dụng.

Nhược điểm vải Polyester (PE):

• Khả năng thấm hút kém.

• Chỉ nên sử dụng vào mua đông để giữ ấm.

Vải Polyester (PE)

Hình ảnh vải Polyester (PE)

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 18: Vải Ren

Vải ren là gì?

Còn được gọi với cái tên khác là vải Lace, Là một loại vải đặc biệt bằng cách bện, xoắn, lặp để tạo nên một tấm vải có lỗ hở và khoảng trống không khít như những loại vải thông thường. Vải ren rất dễ để nhận diện khi có kết cấu thưa và nhiều lổ hổng khác nhau.

Nguồn gốc phát triển của vải Ren

Vải ren được nhiều nhà khoa học cho rằng nó được bắt nguồn từ Ý, khi nó được miêu tả trong một cuốn sách “Le Pompe”. Đến năm 1600 thì vải được phát triển và sản xuất nhiều hơn tại một số nước ở châ âu như Bỉ, Anh, Pháp….

Thế kỷ 16 đến 18 là thời kỳ vải ren được sử dụng nhiều nhất. Hầu hết trong mọi lĩnh vực đều xuất hiện từ may mặc, đến đồ trang trí. Tới thế kỷ 19 thì vải được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của người dân.

Đặc điểm của vải ren

• Có kết cấu đặc biệt: mỏng, trong suốt.

• Không bị co giãn và có độ bền cao.

• Đa dạng mẫu mã, màu sắc.

• Dễ bị rách khi sử dụng.

• Hay bị hư hỏng nếu giặt bằng máy.

Ứng dụng của vải Ren

• Đồ lót cho nữ.

• Trang trí nội thất.

• Làm đồ handmade….

Vải Ren

Hình ảnh vải Ren

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 19: Vải Đũi

Định nghĩa vải đũi

Là loại vải nhẹ, xốp, phần bề mặt tương đối thô và được làm từ sợi đũi. Sợi này là phần kén dư và có chất lượng thấm từ sợi tơ tằm. Vải đũi được sử dụng rất nhiều vào mùa hè vì nó khá nhẹ, mặc lại rất mát và thoáng khí. Được các chị em sử dụng để làm khăn choàng, váy…

Quy trình sản xuất vải đũi

Bước 1: Nấu kén tằm tạo sợi đũi: Đem phần kén có chật lượng thấp đi nấu thật kỹ đến khi mềm ra thì ngừng lại.

Bước 2: Kéo thành sợi: Kén nấu xong để nguội thì đem đi kéo sợi. Thời xưa thường thì sẽ được xé bằng tay.

Bước 3: Phơi sợi: Sợi sau khi kéo được đem đi phơi khô trước khi đem đi dệt.

Bước 4: Dệt vải.

Đặc điểm của vải Đũi

• Vải mềm, nhẹ và thoáng khí.

• Không tích điện.

• Đảm bảo an toàn khi sử dụng.

• Thân thiện với môi trường soogns.

• Dễ bị nhăn và có nếp gấp.

Phân loại vải Đũi tơ tằm

Có 3 loại chính đó là:

• Vải đũi thô.

• Đũi xước.

• Đũi thêu hoa.

Vải Đũi

Hình ảnh vải Đũi

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 20: Vải Bamboo

Khái niệm vải Bamboo là gì?

Là vải có nguồn gốc từ xơ của cây tre. (trong tiếng anh Bamboo cũng có nghĩa là tre). Cũng khá tương đồng với một số loại vải khác thì nó cũng được hình thành dựa vào quá trình phân tách Xenlulose có trong cây tre để tạo nên. Bên cạnh đó nó còn sử dụng thêm một số chất phụ gia nhằm giúp cho sợi Bamboo được bền đẹp hơn.

Lịch sử hình thành phát triển Bamboo

Đến Cuối thế kỷ 20 đầu 21 thì bắt đầu xuất hiện các sản phẩm vải Bamboo trên thị trường. Ban đầu mới ra loại vải này nhận được rất nhiều hiệu ứng tốt từ khách hàng.

Hiện nay vải được sử dụng phần lớn cho các mặt hàng cao cấp chủ yếu làm quần áo, đầm váy, đồ trẻ em. Ngoài ra vải còn được dùng để làm đồ trang trí nội thất như khăn trải bàn, rèm cửa, ga giường…

Quy trình sản xuất thành Bamboo

• Công đoạn 1: Xử lý tre bằng Enzim để có thể phá vỡ đặc tính từ dạng rắn sang dạng lỏng.

• Công đoạn 2: Đem hỗn hợp vừa tạo thành đi kéo sợi.

• Công đoạn 3: Dệt vải

• Công đoạn 4: Nhuộm vải

Đặc biệt một điểm đó chính là ngoài cách xử lý bằng Enzim người ta còn có thể xử lý bằng các chất Hidroxit như Natri Hidroxit có kết hợp thêm Axit Sunfuric loãng giúp cho sợi vải trở nên cứng hơn.

Đặc điểm của vải Bamboo

• Khả năng thấm hút rất cao.

• Bảo vệ môi trường.

• Có khả năng kháng khuẩn, khử mùi.

• Chống lại tia UV.

• Độ bê cao.

• Sau mỗi lần giặt vải có thể sẽ bị co lại.

• Khi giặt xong thì vải lâu khô.

Vải Bamboo

Hình ảnh vải Bamboo

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 21: Vải Tuyết Mưa

Vải tuyết mưa là vải gì?

Vải có thành phần cấu tạo từ các loại sợi như Viscose (Ranyon), Polyester Nylong và sợi Spandex. Vải là sự kết hợp của rất nhiều sợi khác nhau vì vậy mang lại rất nhiều đặc điểm tốt của từng sợi.

Sự khác biệt lớn nhất trong quy trình sản xuất của vải tuyết mưa so với những loại vải khác cũng nằm ở sự đa dạng về các loại sợi. Vì quy trình tạo sợi của những loại vài này tôi đã trình bầy đầy đủ ở phía trên nên ở đây tôi không nhắc lại nữa.

Để dệt thành vải cũng áp dụng các sợi ngang dọc liên kết với nhau. Không phân chia sợi nào nằm ngang hay dọc chủ yếu dựa vào nhu cầu chất lượng để dệt vải. Muốn có chất lượng tốt thì hạn chế các sợi tổng hợp sử dụng thêm sợi tự nhiên và ngược lại.

Đặc điểm của vải tuyết mưa

• Vải không bị nhăn, bám lông.

• Có độ co giãn tốt.

• Mặc thoáng mát, dễ chịu.

• Thấm hút mồ hôi tốt.

• Độ bền cao.

• Vải ít bị nhăn.

Vải Tuyết Mưa

Hình ảnh vải Tuyết Mưa

Top các loại vải được dùng phổ biến nhất số 22: Vải Jacquard

Chất vải Jacquard là gì?

Là một loại vải được dệt trực tiếp hoa vặn lên các tấm vải thành phẩm. Và đây cũng là điểm khác biết với những loại vải khác. Loại vải này bạn có thể bắt gặp ở hầu hết mọi nời trong nhà như rèm cửa, thảm, khăn trải bàn… Vải được dệt từ một số loại sợi phổ biến như Cotton, Polyester. Vải có độ dày lớn hơn rất nhiếu so với một số loại vải may mặc thông thường.

Đặc điểm cơ bản nhất của chất vải jacquard

• Vải có độ bền rất cao: Với độ dày tương đối lớn kèm thềm được dệt bằng công nghệ hiện đại chất vải được tạo ra thực sự rất tốt.

• Độ co giản khá tốt: Vải được dệt từ một số loại sợi tự nhiên như bông nên chất liệu được tạo ra có sự co giãn tương đối mặc dù vải khá dày.

• Màu sắc đa dạng: Các sợi vải được nhuộm màu trước khi dệt nên vải có màu sắc rất đa dạng và đẹp.

• Giàu thẩm mỹ: Với rất nhiều hoa văn được dệt lên vậy nên việc vải vải có vẻ đẹp ấn tượng cũng khống có gì là lạ.

Vải Jacquard

Hình ảnh vải Jacquard

Trên đây là tất cả những thông tin mà Minstore.vn đã sưu tầm được. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của các bạn.

icon

Ship COD toàn quốc

Bao kiểm tra hàng trước
icon

Đổi trả hàng

Đổi trả lên tới 7 ngày
icon

Tiết kiệm thời gian

Mua sắm dễ hơn khi online
icon

Tư vấn trực tiếp

Đội ngũ tư vấn nhiệt tình
Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: